Những văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc đối tượng kiểm tra và xử lý của cơ quan Tổng cục Hải quan?
- Những văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc đối tượng kiểm tra và xử lý của cơ quan Tổng cục Hải quan?
- Đơn vị đầu mối giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan nào?
- Thời hạn kiểm tra và xử lý văn bản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản là bao lâu?
Những văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc đối tượng kiểm tra và xử lý của cơ quan Tổng cục Hải quan?
Căn cứ Điều 2 Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4163/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định văn bản thuộc đối tượng kiểm tra và xử lý như sau:
Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra và xử lý
1. Văn bản QPPL do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo, trình Bộ Tài chính ban hành dưới hình thức Thông tư và Thông tư liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Văn bản do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo, trình Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch ban hành có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL.
3. Văn bản có thể thức, nội dung như văn bản QPPL hoặc văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ đo:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc của Tổng cục Hải quan ban hành.
4. Văn bản QPPL do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực hải quan.
Như vậy, theo quy định, những văn bản quy phạm pháp luật thuộc đối tượng kiểm tra và xử lý của cơ quan Tổng cục Hải quan bao gồm:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo, trình Bộ Tài chính ban hành dưới hình thức Thông tư và Thông tư liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
(2) Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực hải quan.
Những văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc đối tượng kiểm tra và xử lý của cơ quan Tổng cục Hải quan? (Hình từ Internet)
Đơn vị đầu mối giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4163/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định về trách nhiệm kiểm tra, xử lý văn bản và kiểm tra thực hiện văn bản như sau:
Trách nhiệm kiểm tra, xử lý văn bản và kiểm tra thực hiện văn bản
...
b.2) Kiểm tra, đề xuất phương án xử lý các văn bản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 2 Quy chế này;
b.3) Phối hợp kiểm tra thực hiện văn bản QPPL theo Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện được phê duyệt khi có yêu cầu.
2. Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối, giúp Tổng cục trưởng tổ chức công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định tại Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản của Bộ và Quy chế này, có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra văn bản cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục;
b) Phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục kiểm tra, xử lý các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Tổng hợp báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định hiện hành;
d) Tổng hợp trình Tổng cục để trình Bộ phê duyệt Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện thuộc lĩnh vực hải quan và tổ chức thực hiện Danh mục được phê duyệt theo quy định tại Thông tư 79/2015/TT-BTC ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định, Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Thời hạn kiểm tra và xử lý văn bản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4163/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định như sau:
Trình tự kiểm tra, xử lý văn bản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản
1. Khi nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản đối với văn bản do Tổng cục Hải quan chủ trì trình Bộ Tài chính ban hành có dấu hiệu trái pháp luật, đơn vị được giao soạn thảo văn bản tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ để kiểm tra văn bản theo các bước nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Quy chế này.
2. Thời hạn kiểm tra và xử lý văn bản là 20 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được thông báo về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
3. Kết quả tự kiểm tra và xử lý văn bản được gửi cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ. Sau khi kiểm tra và trình Bộ, sao gửi Vụ Pháp chế 01 bản để theo dõi.
Như vậy, theo quy định, thời hạn kiểm tra và xử lý văn bản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản là 20 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được thông báo về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?