Những trường hợp nào sẽ bị tạm giữ phương tiện? Ai sẽ bồi thường khi phương tiện bị tạm giữ hư hỏng?
Những trường hợp nào sẽ bị tạm giữ phương tiện?
Căn cứ theo khoản Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
- Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
+ Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ:
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Những trường hợp nào sẽ bị tạm giữ phương tiện? Ai sẽ bồi thường khi phương tiện bị tạm giữ hư hỏng? (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm giữ phương tiện bao lâu?
Về thời hạn của việc tạm giữ phương tiện, theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
- Thời hạn tạm giữ xe vi phạm giao thông không quá 07 ngày làm việc, tính từ ngày tạm giữ. Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, tính từ ngày tạm giữ.
- Đối với trường hợp có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết của vụ việc thì có thể được kéo dài nhưng không quá 01 tháng hoặc không quá 02 tháng (trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp).
Người vi phạm có phải tự chịu khi phương tiện bị tạm giữ hư hỏng? Ai sẽ bồi thường khi phương tiện bị tạm giữ hư hỏng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định: Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
4. Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Như vậy, người bị tạm giữ phương tiện sẽ không phải tự chịu về việc hư hỏng của phương tiện bị tạm giữ mà có thể liên hệ với cơ quan ra quyết định tạm giữ phương tiện để được giải quyết.
Theo đó, khi phương tiện bị tạm giữ hư hỏng thì người quản lý, bảo quản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định, còn người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?
- Tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là gì theo Công văn 24?
- Sắp xếp tinh gọn bộ máy: CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý được bố trí như thế nào?