Những tổ chức nào có thể làm cộng tác viên Kiểm toán nhà nước? Cộng tác viên là tổ chức thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Những tổ chức nào có thể làm cộng tác viên Kiểm toán nhà nước?
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là cộng tác viên) là cá nhân hoặc tổ chức trong nước và ngoài nước, tại thời điểm ký hợp đồng không thuộc biên chế hoặc hợp đồng lao động với Kiểm toán nhà nước, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Quy chế này; dược Kiểm toán nhà nước sử dụng trong một số công việc liên quan đến hoạt động kiểm toán dưới hình thức hợp đồng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này.
2. Cộng tác viên là cá nhân gồm: Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và ngoài nước, là những người được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm, có trình độ, kĩ năng chuyên môn cao thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu.
3. Cộng tác viên là tổ chức gồm: Các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo trong nước và ngoài nước có tư cách pháp nhân, năng lực kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn, chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của hoạt động kiểm toán nhà nước.
Như vậy, theo quy định, tổ chức có thể làm cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo trong nước và ngoài nước có tư cách pháp nhân, năng lực kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn, chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của hoạt động kiểm toán nhà nước.
Những tổ chức nào có thể làm cộng tác viên Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn đối với cộng tác viên là tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện cộng tác viên
...
2. Đối với cộng tác viên là tổ chức
a) Tiêu chuẩn
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Có uy tín, đủ năng lực chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Tại thời điểm ký hợp đồng có thời gian hành nghề tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực chuyên môn mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu.
b) Điều kiện
- Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
- Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đến các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Trong 02 năm trước liền kề và hiện tại không thực hiện các công việc liên quan đến các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu với đơn vị được kiểm toán;
- Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
- Trường hợp cộng tác viên là tổ chức ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Không vi phạm các hợp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định, đối với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
(2) Có uy tín, đủ năng lực chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
(3) Tại thời điểm ký hợp đồng có thời gian hành nghề tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực chuyên môn mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu.
Khi tham gia Đoàn kiểm toán, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có nghĩa vụ gì?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 11 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 quy định, khi tham gia Đoàn kiểm toán, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Chấp hành và hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
Tuân thủ chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
Chấp hành nghiêm các quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
Trường hợp cộng tác viên là tổ chức thì phải bố trí người có trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện như cộng tác viên là cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc;
(2) Có trách nhiệm báo cáo trung thực về các mối quan hệ làm ảnh hưởng đến tính khách quan trong hoạt động kiểm toán theo Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015;
(3) Thông báo kịp thời với Tổ trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán để báo cáo Kiểm toán nhà nước theo quy định khi phát hiện đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?