Những thiết bị nào dùng để thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang?
- Khi thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang thì phải lấy bao nhiêu mẫu thử?
- Những thiết bị nào dùng để thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang?
- Quy trình thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang được thực hiện thế nào?
Khi thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang thì phải lấy bao nhiêu mẫu thử?
Số mẫu thử phải lấy khi thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang được quy định tại Mục A.1 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 53:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BGTVT như sau:
Phương pháp lấy mẫu
A.1.1 Phải tiến hành thử nghiệm đối với 5 mẫu thử trong trường hợp vật liệu là đẳng hướng, hoặc 10 mẫu thử trong trường hợp vật liệu là dị hướng (5 mẫu cho thử nghiệm theo mỗi hướng).
...
Theo quy định trên, phải tiến hành thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang đối với 5 mẫu thử trong trường hợp vật liệu là đẳng hướng, hoặc 10 mẫu thử trong trường hợp vật liệu là dị hướng (5 mẫu cho thử nghiệm theo mỗi hướng).
Kết cấu nội thất xe cơ giới (Hình từ Internet)
Những thiết bị nào dùng để thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang?
Theo Mục A.2 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 53:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BGTVT thì thiết bị dùng để thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang gồm:
(1) Buồng cháy: chế tạo bằng thép không gỉ và có kích thước như Hình A.2. Mặt trước của buồng cháy có một cửa sổ quan sát có khả năng chống cháy. Cửa sổ này có thể bao trùm mặt trước và có thể được chế tạo như một ô cửa ra vào.
Mặt đáy của buồng cháy có các lỗ thông, và mặt trên của buồng cháy có khe thông gió xung quanh. Buồng cháy được đặt trên 4 chân, ở độ cao 10 mm.
Buồng cháy có thể có một lỗ ở mặt bên để đưa giá kẹp mẫu thử vào; ở mặt bên đối diện, một lỗ nữa được tạo ra cho đường ống dẫn khí gas. Vật liệu nóng chảy được hứng vào một khay hứng. Khay hứng được đặt ở đáy buồng cháy, ở giữa các lỗ thông hơi và không được che khuất bất cứ phần diện tích nào của lỗ.
(2) Giá kẹp mẫu: gồm 2 tấm hoặc khung kim loại chống ăn mòn hình chữ U. Kích thước của giá kẹp như Hình A.4.
Tấm phía dưới có các chốt, tấm phía trên có các lỗ tương ứng nhằm đảm bảo kẹp giữ mẫu chắc chắn. Các chốt này cũng được sử dụng làm các điểm đo ở đầu và cuối khoảng cháy.
Một giá đỡ có dạng các dây chịu nhiệt đường kính 0,25 mm căng ngang qua khung theo các đoạn cách nhau 25 mm trên tấm chữ U phía dưới.
Mặt phẳng phía dưới của mẫu phải nằm cao hơn sàn buồng cháy là 178 mm. Khoảng cách của mép trước của giá kẹp mẫu so với mặt bên của buồng phải là 22 mm; khoảng cách của hai cạnh dọc của giá kẹp mẫu so với hai bên thành buồng phải là 50 mm (tất cả các kích thước được đo bên trong).
(3) Đầu đốt khí: Nguồn lửa được cấp bởi đèn đốt Bunsen có đường kính trong là 9,5 mm ± 0,5 mm. Nguồn lửa được bố trí trong buồng thử sao cho tâm của đầu đốt nằm dưới và cách tâm của mép dưới phía đầu hở của mẫu thử một đoạn là 19 mm.
(4) Khí thử nghiệm: Khí cung cấp cho đèn đốt phải có nhiệt trị ≈ 38 MJ/m3 (ví dụ như khí tự nhiên).
(5) Lược bằng kim loại: có độ dài ít nhất 110 mm, có từ 7 đến 8 răng tròn, trơn nhẵn ứng với mỗi đoạn dài 25 mm.
(6) Đồng hồ đo thời gian: có độ chính xác tới 0,5 s.
(7) Tủ hút gió.
Có thể đặt buồng cháy vào trong một hệ thống tù hút gió, với điều kiện thể tích bên trong của tủ phải lớn hơn tối thiểu 20 lần, nhưng không quá 110 lần, thể tích của buồng cháy, đồng thời một trong ba kích thước chiều dài, chiều rộng hoặc chiều cao không được lớn hơn quá 2,5 lần hai kích thước còn lại.
Trước khi thử nghiệm, phải đo tốc độ theo phương thẳng đứng của không khí đi qua tủ hút gió ở vị trí 100 mm phía trước và phía sau vị trí đặt buồng cháy. Giá trị vận tốc này phải nằm trong khoảng 0,10 m/s ÷ 0,30 m/s để tránh sự bất tiện do sản phẩm của quá trình cháy gây ra cho người vận hành. Có thể sử dụng một tủ hút gió được thông gió tự nhiên với tốc độ gió thích hợp.
Quy trình thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang được thực hiện thế nào?
Theo Mục A.4 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 53:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BGTVT thì việc thử nghiệm xác định tốc độ cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới theo phương ngang được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Đặt mẫu thử có bề mặt phủ lông sợi hoặc búi sợi lên mặt phẳng và chải hai lần ngược chiều sợi bằng lược kim loại.
Bước 2: Đặt mẫu thử vào giá kẹp mẫu sao cho mặt ngoài hướng xuống ngọn lửa.
Bước 3: Điều chỉnh ngọn lửa khí gas tới độ cao 38 mm bằng cách sử dụng vạch dấu trong buồng cháy, đóng đường nạp không khí của đầu đốt.
Trước khi tiến hành phép thử đầu tiên, ngọn lửa phải cháy ổn định trong khoảng thời gian ít nhất là 1 min.
Bước 4: Đưa giá kẹp mẫu vào trong buồng cháy sao cho đầu của mẫu thử được hơ trên ngọn lửa và ngắt dòng khí gas sau 15s.
Bước 5: Phép đo thời gian cháy được bắt đầu từ thời điểm chân của ngọn lửa cháy qua điểm đo đầu tiên. Quan sát sự lan truyền của ngọn lửa ở bề mặt nào cháy nhanh hơn (mặt dưới hoặc mặt trên).
Bước 6: Phép đo thời gian cháy kết thúc khi ngọn lửa cháy đến điểm đo cuối cùng, hoặc khi ngọn lửa tắt trước khi cháy được đến điểm đo cuối cùng.
Nếu ngọn lửa không cháy được đến điểm đo cuối cùng thì tiến hành đo đoạn cháy được tính đến điểm ngọn lửa bị tắt. Đoạn cháy được là phần bị phân hủy của mẫu thử, nghĩa là bị phá hủy trên bề mặt hoặc bên trong do sự cháy.
Bước 7: Trong trường hợp mẫu thử không bắt lửa hoặc không tiếp tục cháy sau khi đầu đốt tắt lửa, hoặc khi ngọn lửa tắt trước khi cháy đến điểm đo đầu tiên, tức là không đo được thời gian cháy, ghi vào báo cáo thử nghiệm là tốc độ cháy bằng 0 mm/min.
Bước 8: Khi thực hiện một loạt phép thử hoặc thực hiện lại; phép thử, phải đảm bảo rằng nhiệt độ tối đa của buồng cháy và giá kẹp mẫu là 30°C trước khi bắt đầu phép thử tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?