Những nguồn phát thải trực tiếp nào thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở? Thay đổi phạm vi kiểm kê thì có phải tính toán lại kết quả kiểm kê?
- Quy trình kỹ thuật thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công thương được thực hiện thông qua những bước nào?
- Những nguồn phát thải trực tiếp nào thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
- Khi có sự thay đổi phạm vi kiểm kê khí nhà kính thì Cơ sở có cần phải tính toán lại kết quả kiểm kê hay không?
Quy trình kỹ thuật thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công thương được thực hiện thông qua những bước nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 38/2023/TT-BCT thì quy trình kỹ thuật thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công thương được thực hiện thông qua những bước sau:
Bước 1: Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 2: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 4: Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 5: Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 8: Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Những nguồn phát thải trực tiếp nào thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở? Thay đổi phạm vi kiểm kê thì có phải tính toán lại kết quả kiểm kê? (Hình từ Internet)
Những nguồn phát thải trực tiếp nào thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2023/TT-BCT về phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở như sau:
Phạm vi kiểm kê KNK cấp cơ sở
Kiểm kê KNK cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của Cơ sở, cụ thể như sau:
1. Nguồn phát thải trực tiếp:
a) Phát thải từ nguồn cố định gồm hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt, v.v...;
b) Phát thải từ nguồn di động gồm hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải;
c) Phát thải từ các quá trình công nghiệp gồm phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra KNK trong dây chuyền sản xuất của cơ sở;
d) Phát thải do phát tán từ trong máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản,..;
đ) Phát thải KNK là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh;
e) Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.
2. Nguồn phát thải gián tiếp:
a) Phát thải do tiêu thụ năng lượng điện;
b) Phát thải do sử dụng năng lượng hơi.
Theo đó, việc kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải trực tiếp thuộc phạm vi quản lý của Cơ sở gồm:
- Phát thải từ nguồn cố định; (Hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt, v.v...)
- Phát thải từ nguồn di động; (Hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải)
- Phát thải từ các quá trình công nghiệp; (Phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra khí nhà kính trong dây chuyền sản xuất của cơ sở)
- Phát thải do phát tán từ trong máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản,..;
- Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh;
- Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.
Khi có sự thay đổi phạm vi kiểm kê khí nhà kính thì Cơ sở có cần phải tính toán lại kết quả kiểm kê hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Thông tư 38/2023/TT-BCT về tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở như sau:
Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Cơ sở có trách nhiệm giải trình và tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi về phạm vi kiểm kê KNK;
b) Có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê KNK dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê KNK gần nhất;
c) Có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải KNK.
2. Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Như vậy, trường hợp có sự thay đổi về phạm vi kiểm kê khí nhà kính thì Cơ sở có trách nhiệm phải giải trình, đồng thời tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của các kỳ kiểm kê trước.
Ngoài ra, khi có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê gần nhất hoặc có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải khí nhà kính thì Cơ sở cũng phải tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của các kỳ kiểm kê trước.
Lưu ý: Cơ sở có trách nhiệm phải bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?