Những người nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Những người nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có được quyền quyết định việc thuê tài sản hay không?
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải được quyền quyết định mức khoán kinh phí sử dụng tài sản công trong trường hợp nào?
Những người nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ Điều 5 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải banh hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định thu hồi các tài sản tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2. Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định thu hồi các tài sản tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì những người sau đây sẽ có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải:
(1) Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định việc thu hồi các tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
(2) Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải quyết định việc thu hồi các tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
(3) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản công (trừ các trường hợp quy định tại mục 1 và mục 2 nêu trên).
Những người nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải? (Hình từ Internet)
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có được quyền quyết định việc thuê tài sản hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải banh hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định trong việc thuê tài sản như sau:
Thẩm quyền quyết định trong việc thuê tài sản
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ được quyết định thuê các tài sản có giá thuê từ 500 triệu đồng đến dưới 5 tỷ đồng trong một năm hoặc có tổng giá trị hợp đồng thuê từ 02 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản đối với các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ được quyết định thuê tài sản có giá thuê trong một năm dưới 500 triệu đồng hoặc tổng giá trị hợp đồng thuê dưới 02 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) được quyết định thuê tài sản có giá thuê dưới 01 tỷ đồng trong một năm hoặc tổng giá trị hợp đồng thuê dưới 05 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thuê tài sản trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyền quyết định thuê các tài sản có giá thuê từ 500 triệu đồng đến dưới 5 tỷ đồng trong một năm.
Hoặc các tài sản có tổng giá trị hợp đồng thuê từ 02 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản đối với các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải được quyền quyết định mức khoán kinh phí sử dụng tài sản công trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải banh hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công như sau:
Khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ quyết định mức khoán cụ thể đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan mình đối với các trường hợp sau:
- Có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ mà Nhà nước không có nhà ở công vụ để bố trí.
- Có tiêu chuẩn sử dụng máy móc, thiết bị mà đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị trang bị cho cá nhân để phục vụ nhiệm vụ được giao.
2. Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định riêng.
Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải có quyền quyết định mức khoán cụ thể kinh phí sử dụng tài sản công đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan mình trong các trường hợp sau:
(1) Có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ mà Nhà nước không có nhà ở công vụ để bố trí.
(2) Có tiêu chuẩn sử dụng máy móc, thiết bị mà đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị trang bị cho cá nhân để phục vụ nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?