Những giống cây trồng nông nghiệp nào phải công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng?
Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 132/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP:
"1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định tại Điều 28 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
a) Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm.
c) Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này.
2. Đối với sản phẩm nhóm 2, người sản xuất phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Việc công bố hợp quy được quy định chi Tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;
b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sản phẩm sản xuất đang được áp dụng biện pháp quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này, nếu phát hiện chất lượng không bảo đảm, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì khi đó sản phẩm sản xuất sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp ở mức độ chặt hơn.
Đối với sản phẩm nhóm 2 có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất thì bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của quá trình sản xuất hoặc quy định cụ thể yêu cầu về quá trình sản xuất trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đó. Người sản xuất có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến quá trình sản xuất và được chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
..."
Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường theo quy định nêu trên.
Giống cây trồng
Giống cây trồng có thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn không?
Theo Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BNNPTNT về danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Phụ lục 1
Theo đó, giống cây trồng như lúa, ngô đều có Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do đó doanh nghiệp phải tiến hanh Công bố hợp quy theo quy định.
Hồ sơ công bố hợp quy cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT quy định:
"Điều 16. Hồ sơ công bố hợp quy
1. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy; 01 bộ hồ sơ lưu tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy; 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, thành phần hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c) Đối với giống nhập khẩu: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
d) Đối với giống sản xuất trong nước: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
3. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng, thành phần hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c) Bản sao biên bản kiểm định đồng ruộng của một lô ruộng giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống;
d) Bản sao 01 phiếu kết quả thử nghiệm mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm: Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT , kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
e) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố hợp quy có bản sao từ giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;
g) Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành theo nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này"
Hồ sơ công bố hợp quy tùy trường hợp cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?