Những đối tượng nào được tuyển sinh vào học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên?
- Chỉ tiêu tuyển sinh của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có được thông báo công khai hay không?
- Đối tượng được tuyển sinh vào học Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên là những đối tượng nào?
- Giáo viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có tham gia công tác tuyển sinh của Trung tâm không?
Chỉ tiêu tuyển sinh của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có được thông báo công khai hay không?
Theo Điều 32 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quan hệ giữa Trung tâm với gia đình học viên
1. Hằng năm, Trung tâm có trách nhiệm thông báo công khai kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển sinh và các chính sách, chế độ đối với học viên, gia đình học viên.
2. Trung tâm có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ học viên, gia đình học viên trong việc lựa chọn chương trình, thời gian, hình thức học tập phù hợp.
3. Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình học viên, trao đổi hỗ trợ thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của học viên.
Theo đó, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Những đối tượng nào được tuyển sinh vào học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên? (Hình từ Internet)
Đối tượng được tuyển sinh vào học Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên là những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 12 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về tuyển sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên như sau:
Tuyển sinh
1. Hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh căn cứ vào nhu cầu học tập của người dân, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy mô hoạt động và khả năng đáp ứng của Trung tâm; thông báo công khai các thông tin về khóa học gồm chương trình, tài liệu dạy học, mục tiêu đầu ra, điều kiện học tập, giáo viên, phương thức kiểm tra, đánh giá, xác nhận kết quả học tập, thời gian khai giảng, học phí, các thông tin cần thiết khác và thông báo công khai trước thời điểm khai giảng khoá học.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh các khóa học, đảm bảo thông tin trung thực, chính xác, đảm bảo quyền lợi của người học.
2. Đối tượng tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
a) Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là người đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ, Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
b) Đối tượng người học đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu có nguyện vọng vào học tại Trung tâm (không thực hiện kiểm tra, đánh giá lại) để tăng cường kiến thức tham gia kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì giám đốc Trung tâm căn cứ khả năng đáp ứng, sắp xếp lớp học, quyết định để học viên được học tập để ôn tập lại kiến thức.
c) Đối với việc tuyển sinh vào các lớp không phải lớp đầu cấp, nếu người học có học bạ thể hiện kết quả học tập đạt yêu cầu và được lên lớp thì Trung tâm sắp xếp cho học lớp tiếp theo.
3. Đối tượng tuyển sinh các chương trình khác. Trung tâm tuyển sinh theo nhu cầu người học và khả năng đáp ứng các điều kiện dạy và học của Trung tâm.
Như vậy, đối tượng được tuyển sinh vào học Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên gồm:
- Học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở:
+ Người đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học;
+ Chương trình xóa mù chữ.
- Học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông:
+ Người đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Người học đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
- Tuyển sinh vào các lớp không phải lớp đầu cấp: nếu người học có học bạ thể hiện kết quả học tập đạt yêu cầu và được lên lớp.
Giáo viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có tham gia công tác tuyển sinh của Trung tâm không?
Tại Điều 20 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên
1. Giáo viên tại Trung tâm có nhiệm vụ và quyền hạn như giáo viên tại trường phổ thông. Ngoài ra, giáo viên tại Trung tâm có thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tham gia điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng:
b) Biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên do Trung tâm tổ chức;
c) Tham gia công tác tuyển sinh và công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục;
d) Tham gia quản lý các lớp học, các lớp liên kết đào tạo của Trung tâm;
d) Tham gia hoạt động đảm bảo chất: lượng giáo dục của Trung tâm;
e) Hỗ trợ hoạt động chuyên môn tại các trung tâm học tập cộng đồng;
g) Phụ đạo, hỗ trợ học tập đối với học viên khuyết tật.
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm tại Trung tâm ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này còn có thêm những nhiệm vụ và quyền hạn như giáo viên làm công tác chủ nhiệm tại trường phổ thông.
3. Chế độ làm việc đối với giáo viên tại Trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ quy định trên thì giáo viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên sẽ tham gia vào công tác tuyển sinh của Trung tâm.
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 22/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?