Những đối tượng nào có thể đăng ký thi tuyển Kiểm sát viên? Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên bao gồm những ai?
Những đối tượng nào có thể đăng ký thi tuyển Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định số 328/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Đối tượng đăng ký
Công chức hiện đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp là Chuyên viên, Chuyên viên chính, Chuyên viên cao cấp; Kiểm tra viên, Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp; Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp; Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp hoặc tương đương công tác tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đều có quyền đăng ký để được xét tuyển, tham gia dự thi vào chức danh Kiểm sát viên theo các ngạch được quy định tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Như vậy, những đối tượng sau đây có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đều có quyền đăng ký để được xét tuyển, tham gia dự thi vào chức danh Kiểm sát viên:
- Công chức hiện đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp là Chuyên viên, Chuyên viên chính, Chuyên viên cao cấp;
- Kiểm tra viên, Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp;
- Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp;
- Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp hoặc tương đương công tác tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Thi tuyển Kiểm sát viên (Hình từ Internet)
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên gồm những ai?
Tại khoản 1 Điều 87 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp như sau:
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo đó, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sẽ bao gồm những thành viên sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các ủy viên Hội đồng gồm: 01 Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Ủy viên Thường trực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định số 328/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Hội đồng thi tuyển:
- Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
- Công bố danh sách những người trúng tuyển;
- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
(2) Chủ tịch Hội đồng:
- Tổ chức các kỳ thi tuyển theo đúng quy định, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi tuyển theo quy định;
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng thi tuyển;
- Quyết định thành lập các bộ phận giúp việc: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Chấm phúc khảo (nếu có);
- Tổ chức, chỉ đạo việc: Xây dựng đề thi và đáp án, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu giữ các đề thi và đáp án theo quy định; bảo đảm bí mật theo chế độ tài liệu mật;
- Tổ chức, chỉ đạo việc: Coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy định;
- Thông báo, quyết định công nhận kết quả thi, kết quả trúng tuyển; đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Kiểm sát viên theo quy định.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi.
(3) Ủy viên Thường trực Hội đồng thi tuyển:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành hoạt động của Hội đồng thi và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi tuyển theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?