Những điểm mới tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng so với Nghị định 90/2019/NĐ-CP?
- Tăng 6% mức lương tối thiểu vùng theo tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 01/7/2022?
- Lần đầu tiên có quy định cụ thể về mức lương tối thiểu vùng theo giờ đối với người lao động tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP?
- Nguyên tắc tác áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như thế nào?
- Không còn quy định lương tối thiểu vùng của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn 7% từ 01/7/2022?
- Thay đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022?
Tăng 6% mức lương tối thiểu vùng theo tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 01/7/2022?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu theo tháng áp dụng trước 01/7/2022?
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.”
Từ 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng theo tháng của người lao động đã tăng lên so với Nghị định 90/2019/NĐ-CP theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giữ nguyên như Dự thảo về iệc điều chỉnh mức lương tối thiểu tháng tăng 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức hiện hành, bắt đầu từ 1/7/2022.
Lần đầu tiên có quy định cụ thể về mức lương tối thiểu vùng theo giờ đối với người lao động tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP?
Trước đây, tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP không đề cập đến mức lương tối thiểu giờ. Đến nay khi đã có Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu giờ đã được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
- Vùng 1 là 22.500 đồng/giờ,
- Vùng 2 là 20.000 đồng/giờ,
- Vùng 3 là 17.500 đồng/giờ,
- Vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.
Những điểm mới tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng so với Nghị định 90/2019/NĐ-CP?
Nguyên tắc tác áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu theo địa bàn như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu
…
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Có thể thấy, dù có sự thay đổi về cách diễn đạt nhưng nhìn chung thì nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu vùng cho người lao động theo địa bàn vẫn tương tự Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Không còn quy định lương tối thiểu vùng của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn 7% từ 01/7/2022?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Mặt khác, tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về việc áp dụng mức lương tối thiểu như sau:
“Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.”
Như vậy, không còn quy định lương tối thiểu vùng của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn 7% so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường từ 01/7/2022 như Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Thay đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về thay đổi danh mục địa bàn như sau:
Điều chỉnh địa bàn từ Vùng 2 lên Vùng 1 đối với: Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.
Điều chỉnh địa bàn từ Vùng 3 lên Vùng 2 đối với: các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh; thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu; thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Điều chỉnh địa bàn từ Vùng 4 lên Vùng 3 đối với: các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Trên đây là một số điểm mới về mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/7/2022 mà người lao động cần biết!
Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?