Những cá nhân nào được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự ra nước ngoài? Hồ sơ yêu cầu được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp gồm những gì?
Cá nhân có yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài phải nộp chi phí nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2008/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự như sau:
Quản lý và sử dụng chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự
1. Cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mà làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự ra nước ngoài phải nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Việt Nam và chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo yêu cầu của nước ngoài.
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp nêu trong Nghị định này bao gồm phí và các chi phí thực tế theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, cá nhân có yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài phải nộp chi phí sau:
+ Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Việt Nam.
+ Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo yêu cầu của nước ngoài.
Ủy thác tư pháp (Hình từ Internet)
Những cá nhân nào được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự ra nước ngoài?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2008/NĐ-CP quy định về các đối tượng được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự như sau:
Hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
1. Công dân Việt Nam thuộc các đối tượng sau đây được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự:
a. Người nghèo được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật;
b. Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
c. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
d. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;
đ. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
e. Bệnh binh;
g. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
h. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
i. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
k. Người có công giúp đỡ cách mạng;
l. Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
m. Người già được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa;
n. Người tàn tật được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV hoặc bị các bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự mà không có nơi nương tựa;
...
Theo đó, những cá nhân nào được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự ra nước ngoài là những người được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Trong đó có người nghèo được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật; người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.
Hồ sơ yêu cầu được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự ra nước ngoài gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 92/2008/NĐ-CP về hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự như sau:
Hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
...
2. Công dân Việt Nam có yêu cầu được miễn phí thực hiện tương trợ tư pháp phải nộp bản sao có chứng thực và xuất trình bản gốc giấy tờ chứng minh là người thuộc một trong các đối tượng được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thực hiện ủy thác về dân sự.
Như vậy, cá nhân có yêu cầu được miễn phí thực hiện tương trợ tư pháp phải nộp bản sao có chứng thực và xuất trình bản gốc giấy tờ chứng minh là người thuộc một trong các đối tượng được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?