Nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông là gì? Nhựa đường này có cần phải đồng nhất không?
Nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông là gì?
Nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông được giải thích tại Điều 3 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT như sau:
Nhựa đường (còn gọi là bitum) là sản phẩm cuối cùng thu được từ công nghệ lọc dầu mỏ, bao gồm các hợp chất hydrocacbua cao phân tử như: CnH2n+2, CnH2n, hydrocacbua thơm mạch vòng (CnH2n-6) và một số dị vòng có chứa O, S, N; ở trạng thái tự nhiên, có dạng đặc quánh, màu đen.
Như vậy, theo quy định trên thì nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông là sản phẩm cuối cùng thu được từ công nghệ lọc dầu mỏ, bao gồm các hợp chất hydrocacbua cao phân tử như: CnH2n+2, CnH2n, hydrocacbua thơm mạch vòng (CnH2n-6) và một số dị vòng có chứa O, S, N; ở trạng thái tự nhiên, có dạng đặc quánh, màu đen.
Nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông là gì? (Hình từ Internet)
Nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông có cần phải đồng nhất không?
Nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông có cần phải đồng nhất không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT như sau:
Quy định về chất lượng nhựa đường
1. Nhựa đường phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175°C. Ngoài các hợp chất ở trạng thái tự nhiên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này, trong nhựa đường không được chứa bất kỳ lượng hóa chất nào phối trộn thêm.
2. Dựa vào độ kim lún, nhựa đường được chia thành các mác: 20-30; 40-50; 60-70; 85-100; 120-150 và 200-300. Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175°C.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông có trách nhiệm gì trong việc sử dụng nhựa đường sử dụng trong xây dựng?
Nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông có trách nhiệm gì trong việc sử dụng nhựa đường sử dụng trong xây dựng, thì theo quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông
1. Lựa chọn loại nhựa đường sử dụng cho công trình có chất lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thường xuyên giám sát và kiểm tra việc cung ứng nhựa đường (việc cam kết của nhà cung ứng về mác, ghi nhãn, vận chuyển theo đúng quy định phải được thể hiện trong hợp đồng mua bán vật liệu nhựa đường).
3. Cử nhân viên đảm bảo việc giám sát và tiếp nhận nhựa đường: kiểm tra từng niêm phong của xe bồn (đối với nhựa đường đặc nóng), kiểm tra nhãn mác và sự nguyên vẹn của phuy (đối với nhựa đường phuy) tại thời điểm thi công; hạn chế sử dụng trên hai nhà cung ứng nhựa đường cho một công trình.
4. Lấy mẫu lưu tất cả các chuyến hàng giao hàng ngày tại công trường. Việc lấy mẫu phải tuân thủ quy định lấy mẫu trong quá trình bơm nhựa đường (đối với nhựa đường bồn), trong quá trình xả nhựa đường từ phuy (đối với nhựa đường phuy) và phải lập biên bản xác nhận, ký xác nhận trên mẫu nhựa đường của các bên liên quan. Mẫu nhựa đường lưu phải được lưu trữ và bảo quản ít nhất 03 tháng, kể từ khi lấy mẫu để đối chiếu, phân loại và xác định chất lượng nhựa đường của các nhà cung ứng, tại từng thời điểm cụ thể khi có vấn đề về chất lượng mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa hoặc các sản phẩm khác có sử dụng nhựa đường.
5. Ghi chép đầy đủ việc nhận vật liệu nhựa đường và sản xuất, thi công mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa hoặc các sản phẩm khác có sử dụng nhựa đường, lý trình rải hàng ngày.
Theo đó, trong việc sử dụng nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình thì nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm sau:
- Lựa chọn loại nhựa đường sử dụng cho công trình có chất lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thường xuyên giám sát và kiểm tra việc cung ứng nhựa đường (việc cam kết của nhà cung ứng về mác, ghi nhãn, vận chuyển theo đúng quy định phải được thể hiện trong hợp đồng mua bán vật liệu nhựa đường).
- Cử nhân viên đảm bảo việc giám sát và tiếp nhận nhựa đường: kiểm tra từng niêm phong của xe bồn (đối với nhựa đường đặc nóng), kiểm tra nhãn mác và sự nguyên vẹn của phuy (đối với nhựa đường phuy) tại thời điểm thi công; hạn chế sử dụng trên hai nhà cung ứng nhựa đường cho một công trình.
- Lấy mẫu lưu tất cả các chuyến hàng giao hàng ngày tại công trường. Việc lấy mẫu phải tuân thủ quy định lấy mẫu trong quá trình bơm nhựa đường (đối với nhựa đường bồn), trong quá trình xả nhựa đường từ phuy (đối với nhựa đường phuy) và phải lập biên bản xác nhận, ký xác nhận trên mẫu nhựa đường của các bên liên quan. Mẫu nhựa đường lưu phải được lưu trữ và bảo quản ít nhất 03 tháng, kể từ khi lấy mẫu để đối chiếu, phân loại và xác định chất lượng nhựa đường của các nhà cung ứng, tại từng thời điểm cụ thể khi có vấn đề về chất lượng mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa hoặc các sản phẩm khác có sử dụng nhựa đường.
- Ghi chép đầy đủ việc nhận vật liệu nhựa đường và sản xuất, thi công mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa hoặc các sản phẩm khác có sử dụng nhựa đường, lý trình rải hàng ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?