Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan?
Đối tượng áp dụng Luật Hải quan có bao gồm công chức hải quan?
Luật Hải quan 2014 được ban hành ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, tính đến ngày 26/8/2024, Luật Hải quan 2014 vẫn còn hiệu lực pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Hải quan 2014 về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Như vậy, đối tượng áp dụng Luật Hải quan 2014 bao gồm công chức hải quan.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Hải quan 2014 thì công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan? (Hình từ Internet)
Theo Luật Hải quan công chức hải quan không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Hải quan 2014 như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
1. Đối với công chức hải quan:
a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên, công chức hải quan không được thực hiện những hành vi sau đây:
- Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
- Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
- Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
- Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Hải quan 2014, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan như sau:
(1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Ban hành quyết định kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra;
- Gia hạn thời gian kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
- Ban hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra; quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
(2) Trưởng đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức, chỉ đạo thành viên đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra;
- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, xuất trình hàng hóa để kiểm tra trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện;
- Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi không chấp hành, cản trở, trì hoãn thực hiện quyết định kiểm tra của người khai hải quan;
- Tạm giữ, niêm phong tài liệu, tang vật trong trường hợp người khai hải quan có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;
- Lập, ký biên bản kiểm tra;
- Báo cáo kết quả kiểm tra với người ban hành quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
(3) Thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo;
- Lập, ký biên bản kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định thế nào?
- Công trình xây dựng khẩn cấp là công trình nào? Người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm gì sau khi kết thúc thi công?
- Xe đạp điện không đội mũ phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt xe đạp điện không đội mũ 2025? Quy định về sử dụng làn đường từ 2025 ra sao?
- Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định pháp luật?
- Hồ sơ của người học lái xe từ 2025 theo Thông tư 35/2024 gồm những gì? Người học lái xe cần đáp ứng những yêu cầu gì?