Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan?
Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan không thì căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Như vậy, công chức quản lý thuế bao gồm công chức hải quan và công chức thuế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Hải quan 2014 thì công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế? (Hình từ Internet)
Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Hải quan 2014 như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
1. Đối với công chức hải quan:
a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Theo đó, hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan đối với công chức hải quan bao gồm:
- Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
- Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
- Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
- Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế.
Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Hải quan 2014, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan được quy định cụ thể như sau:
(1) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
(2) Hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.
(3) Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(4) Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
(5) Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
(6) Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.
(7) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Hải quan 2014, khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình sử dụng đất ổn định trong bao lâu thì được Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai mới?
- Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã tội phạm trong trường hợp nào? Có phải gửi quyết định truy nã cho Viện kiểm sát nhân dân không?
- Cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế thì có được xóa nợ không?
- Công tác quản lý rủi ro có bao gồm việc đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí không?
- Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi của văn phòng đại diện nước ngoài mới nhất 2024 ra sao?