Nhiệm vụ của nhân viên tuần đường khi công trình đường bộ có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng được quy định ra sao?

Xin cho hỏi nhiệm vụ của nhân viên tuần đường khi công trình đường bộ có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng được quy định ra sao? Ngoài ra, trong trường hợp này thì người quản lý đường bộ có trách nhiệm xử lý thế nào? - Câu hỏi của anh Quốc Bảo (Tiền Giang).

Nhiệm vụ của nhân viên tuần đường khi công trình đường bộ có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng được quy định ra sao?

nhan-vien-tuan-duong-duong-bo

Nhiệm vụ của nhân viên tuần đường khi công trình đường bộ có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Nhiệm vụ của nhân viên tuần đường
4. Khi công trình đường bộ xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng quy định tại Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, nhân viên tuần đường có trách nhiệm:
a) Thông báo kịp thời cho người quản lý sử dụng công trình, cơ quan quản lý đường bộ, chính quyền địa phương nơi gần nhất, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ để cảnh báo cho người tham gia giao thông;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người, tài sản và phương tiện tham gia giao thông.

Theo đó, khi công trình đường bộ xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng thì nhân viên tuần đường có trách nhiệm sau đây:

+ Thông báo kịp thời cho người quản lý sử dụng công trình, cơ quan quản lý đường bộ, chính quyền địa phương nơi gần nhất, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ để cảnh báo cho người tham gia giao thông;

+ Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người, tài sản và phương tiện tham gia giao thông.

Người quản lý đường bộ có trách nhiệm xử lý thế nào đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng?

Theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP (thay thế khoản 1 Điều 44 Nghị định 46/2015/NĐ-CP) quy định như sau:

Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
d) Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.

Theo đó, người quản lý đường bộ có trách nhiệm xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng như sau:

+ Kiểm tra lại hiện trạng công trình;

+ Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);

+ Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;

+ Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;

+ Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.

Chính quyền địa phương có được yêu cầu người quản lý đường bộ phá dỡ công trình có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng không?

Theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP (thay thế khoản 2 Điều 44 Nghị định 46/2015/NĐ-CP) quy định khi phát hiện hoặc nhận được thông tin công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho khai thác sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm xử lý như sau:

+ Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);

+ Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;

+ Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn (nếu cần thiết);

+ Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

Theo đó, trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương có trách nhiệm yêu cầu và hướng dẫn người quản lý công trình phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình đường bộ có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng.

Công trình đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình đường bộ gồm những gì? Ai có quyền quyết định thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác?
Pháp luật
Công việc trong kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước gồm những công việc gì?
Pháp luật
Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trong việc quản lý công trình đường bộ Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Quản lý công trình đường bộ phải đảm bảo những yêu cầu nào? Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thuộc cơ quan quản lý đường bộ không?
Pháp luật
Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư cải tạo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cục Quản lý đường bộ có thuộc cơ quan quản lý đường bộ không? Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm gì trong việc bảo trì công trình đường bộ?
Pháp luật
Khi lập quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư nâng cấp, nhà thầu có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư cải tạo thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của nhân viên tuần đường khi công trình đường bộ có dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình đường bộ
605 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: