Nhiệm kỳ của Hội đồng công chứng viên toàn quốc kết thúc khi nào? Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nào?
Nhiệm kỳ của Hội đồng công chứng viên toàn quốc kết thúc khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Hội đồng công chứng viên toàn quốc
1. Hội đồng công chứng viên toàn quốc (sau đây viết tắt là Hội đồng) do Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu, có nhiệm kỳ 05 (năm) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội. Nhiệm kỳ của Hội đồng kết thúc tại thời điểm Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu ra Hội đồng nhiệm kỳ mới.
Thành phần Hội đồng gồm:
a) Ủy viên đương nhiên là Chủ tịch đương nhiệm của các Hội công chứng viên;
b) Ủy viên do Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu. Số lượng Ủy viên do Đại hội bầu không quá 1/3 (một phần ba) số lượng Ủy viên đương nhiên của Hội đồng.
2. Ủy viên Hội đồng phải là công chứng viên đang hành nghề, có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Hiệp hội; tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
c) Có điều kiện về thời gian, năng lực và sẵn sàng đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội; có trình độ chuyên môn, năng lực xử lý công việc, đưa ra quyết định; có uy tín và tinh thần trách nhiệm, khả năng đóng góp vào những quyết định của Hội đồng;
d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến nhất trí.
...
Theo đó, Hội đồng công chứng viên toàn quốc (sau đây viết tắt là Hội đồng) do Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu, có nhiệm kỳ 05 (năm) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội.
Do đó, nhiệm kỳ của Hội đồng công chứng viên toàn quốc kết thúc tại thời điểm Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu ra Hội đồng nhiệm kỳ mới.
Nhiệm kỳ của Hội đồng công chứng viên toàn quốc kết thúc khi nào? Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng công chứng viên toàn quốc làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 7 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Hội đồng công chứng viên toàn quốc
...
7. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng phải được trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành.
Hội đồng có thể thông qua nghị quyết, quyết định bằng hình thức lấy ý kiến của các Ủy viên Hội đồng bằng văn bản hoặc biểu quyết trực tuyến. Việc biểu quyết trực tuyến phải được thực hiện bằng các hình thức trực tuyến phù hợp và phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số Ủy viên Hội đồng tham dự cuộc họp tán thành. Trong trường hợp này, Nghị quyết, quyết định của Hội đồng được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Hội đồng tán thành.
...
Theo đó, Hội đồng công chứng viên toàn quốc làm việc theo nguyên tắc tập thể.
Ngoài ra, nghị quyết, quyết định của Hội đồng công chứng viên toàn quốc phải được trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành.
Hội đồng công chứng viên toàn quốc có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Theo đó, Hội đồng công chứng viên toàn quốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; quyết định biểu trưng của Hiệp hội;
- Quyết định chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện nghị quyết và các quyết định của Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc;
- Thông qua báo cáo công tác, báo cáo tài chính và chương trình hoạt động hằng năm của Hiệp hội;
- Quyết định số lượng và bầu Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký; khiển trách, tạm đình chỉ tư cách Ủy viên Hội đồng; miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Hội đồng;
- Quyết định việc triệu tập Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc nhiệm kỳ hoặc bất thường; cho ý kiến về văn kiện, nhân sự và các nội dung khác mà Ban Thường vụ Hiệp hội trình Hội đồng để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc;
- Quy định thủ tục gia nhập, rút tên khỏi danh sách hội viên Hội công chứng viên, chuyển Hội công chứng viên và khai trừ tư cách hội viên của công chứng viên, xử lý kỷ luật đối với hội viên là công chứng viên;
- Quy định phí gia nhập, phí hội viên và tỷ lệ trích nộp phí hội viên về Hiệp hội;
- Quyết định việc thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại và việc quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc Hiệp hội quy định tại Điều 13 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023;
- Ban hành quy chế tài chính, quy chế đối ngoại và hợp tác quốc tế và các quy chế khác nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội;
- Trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Điều lệ Hiệp hội sau khi đã được Đại hội thông qua theo quy định của pháp luật;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023.
Xem thêm: Có được cùng lúc làm thành viên Hội đồng quản trị của hai công ty chứng khoán không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?