Nhiệm kỳ 2023-2028, chi tiêu hàng năm có bao nhiêu % công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính?
Nhiệm kỳ 2023-2028, chi tiêu hàng năm có bao nhiêu % công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính?
>> Xem thêm: Đáp án cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024 tuần 1
Tại Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có nêu rõ các nhóm chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 2023-2028 hệ thống công đoàn như sau:
Chỉ tiêu hàng năm
- 85% trở lên đoàn viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động và công đoàn; Công đoàn tham gia thúc đẩy để ít nhất 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
- 100% công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 85% công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp.
- 100% chủ tịch công đoàn cơ sở bầu mới được tập huấn, bồi dưỡng với hình thức phù hợp.
- Ít nhất 80% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; ít nhất 80% công đoàn cơ sở khu vực nhà nước và 55% công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Ít nhất 80% công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có đủ điều kiện thành lập ban nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính củng cấp đúng tiến độ; ít nhất 10% công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính.
Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ
- Cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên.
- Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
- Phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu.
-> Theo đó, Nhiệm kỳ 2023-2028, chi tiêu hàng năm có ít nhất 10% công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính.
Nhiệm kỳ 2023-2028, chi tiêu hàng năm có bao nhiêu % công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính? (Hình từ Internet)
Tên gọi của Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào?
Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 về tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 có nêu rõ như sau:
2. Tên gọi của công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ
- Công hội Đỏ (1929 - 1935), đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo công nhân đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cách mạng để giành độc lập cho dân tộc. Các cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo công nhân của nhiều ngành ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Biên Hoà, Hà Tiên, Pleiku, Sài Gòn, Gia Định, Quảng Nam... tham gia và giành được những thắng lợi nhất định.
- Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 - 1939), mục tiêu của Nghiệp đoàn Ái hữu là đòi tự do nghiệp đoàn, đòi thực hiện dân sinh dân chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi... từ năm 1936 - 1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân Pháp phải chấp nhận một số yêu cầu: tăng lương, giảm giờ làm, tự do hoạt động nghiệp đoàn, tự do hội họp, chống chủ sa thải và đánh đập công nhân.
- Hội Công nhân phản đế (1939 -1941), với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc, lãnh đạo các cuộc bãi công.
- Hội Công nhân cứu quốc (1941 - 1946), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc kỳ, Trung kỳ, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... Tháng 8/1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961), trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, công đoàn các cấp đã động viên công nhân tham gia chiến đấu, vận động công nhân xây dựng cơ sở sản xuất, phục vụ kháng chiến lâu dài, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988), từ ngày 23 - 27/2/1961 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay), Đại hội VI Công đoàn Việt Nam (họp từ ngày 17 - 20/10/1988) đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Theo đó, công đoàn Việt Nam đã trãi quá các lần đổi tên như sau:
- Công hội Đỏ
- Nghiệp đoàn Ái hữu
- Hội Công nhân phản đế
- Hội Công nhân cứu quốc
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Tổng Công đoàn Việt Nam
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Nội dung tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Mục II Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 như sau:
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 20-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.
2. Vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử, sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam qua 12 kỳ đại hội; những thành tựu, đóng góp nổi bật của đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch về giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
3. Kết quả nổi bật triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023 trong các cấp Công đoàn; những mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả; gương tập thể, cá nhân cán bộ công đoàn tiêu biểu, CNVCLĐ giỏi, có thành tích xuất sắc, có nhiều sáng kiến, sáng tạo.
4. Mục đích, ý nghĩa, chủ đề, tầm quan trọng của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028; nội dung dự thảo các văn kiện trình Đại hội; các phong trào thi đua, các công trình, sản phẩm của đoàn viên, CNVCLĐ, các cấp công đoàn cả nước chào mừng Đại hội.
5. Kết quả đại hội công đoàn các cấp; diễn biến, kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; phương hướng hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ nhiệm kỳ 2023 - 2028; hoạt động quán triệt, học tập, triển khai Nghị quyết ngay sau khi kết thúc Đại hội.
...
Như vậy, nội dung tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam bao gồm các ý chính trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?