Nhật ký thi công xây dựng công trình được lập cho từng gói thầu hay toàn bộ công trình xây dựng?
Nhật ký thi công xây dựng công trình được lập cho từng gói thầu hay toàn bộ công trình xây dựng?
Căn cứ khoản 12 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng như sau:
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
...
12. Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.
13. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
14. Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.
...
Đồng thời, theo Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về Nhật ký thi công xây dựng công trình như sau:
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Theo các quy định trên thì nhà thầu thi công xây dựng là đối tượng chịu trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng công trình và nhật ký này được lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng.
Trong trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Nhật ký thi công xây dựng công trình được lập cho từng gói thầu hay toàn bộ công trình xây dựng? (Hình từ Internet)
Hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng công trình do ai quy định?
Hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng công trình được quy định tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
2. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
4. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.
Theo đó, hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng công trình sẽ do chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.
Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:
- Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
- Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
- Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
- Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
Quản lý thi công xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì trình tự quản lý thi công xây dựng công trình gồm:
(1) Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
(2) Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
(3) Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
(4) Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
(5) Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
(6) Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
(7) Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
(8) Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
(9) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
(10) Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
(11) Hoàn trả mặt bằng.
(12) Bàn giao công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?