Nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe có thể bị xử phạt hành chính thế nào?
- Từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe buýt có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
- Nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe có thể bị xử phạt hành chính thế nào?
- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe không?
Từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe buýt có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Theo khoản 1 Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Theo đó, việc nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe buýt có thể được xem là hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật, là hành vi vi phạm pháp luật.
Nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe có thể bị xử phạt hành chính thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Căn cứ trên quy định trường hợp nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe buýt có thể bị xử phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nghe lên xe có thể bị xử phạt hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe không?
Theo điểm g khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Theo điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
...
Theo quy định nêu trên thì Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với nhân viên phụ xe buýt từ chối giúp đỡ người khuyết tật nhìn lên xe buýt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tứ sắc là gì? Đánh bài tứ sắc có bị phạt không? Đánh bài tứ sắc có bị đi tù không theo quy định?
- Kiểm định thuốc thú y là gì? Kiểm định thuốc thú y nhằm mục đích gì? Thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng thế nào?
- Sau bao lâu sẽ xóa nợ tiền chậm nộp thuế? Hồ sơ xóa nợ tiền chậm nộp thuế bao gồm những tài liệu giấy tờ gì?
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?