Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong khi thi hành nhiệm vụ hy sinh thì có được xem xét công nhận hưởng chế độ như liệt sĩ không?

Em ơi cho chị hỏi: Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong khi thi hành nhiệm vụ hy sinh thì có được xem xét công nhận hưởng chế độ như liệt sĩ không? Đây là câu hỏi của chị Mỹ Hoa đến từ Đà Nẵng.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do cơ quan nào chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
3. Doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay.
4. Hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không trên tàu bay và hoạt động khai thác tàu bay bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.

Như vậy, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.

Kiểm soát an ninh hàng không (Hình từ Internet)

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Yêu cầu đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Có hệ thống tổ chức độc lập.
2. Những người đứng đầu của các bộ phận thuộc hệ thống không kiêm nhiệm và được phê chuẩn theo quy định.
3. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, cấp giấy phép theo quy định.

Như vậy, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải đáp ứng những yêu cầu như sau:

- Có hệ thống tổ chức độc lập.

- Những người đứng đầu của các bộ phận thuộc hệ thống không kiêm nhiệm và được phê chuẩn theo quy định.

- Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, cấp giấy phép theo quy định.

Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong khi thi hành nhiệm vụ hy sinh thì có được xem xét công nhận hưởng chế độ như liệt sĩ không?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được hưởng lương và các quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong khi thi hành nhiệm vụ hy sinh thì được xem xét công nhận hưởng chế độ như liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền.
2. Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
3. Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối.
6. Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định.
7. Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
8. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.

Như vậy, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có những nhiệm vụ, quyền hạn như trên.

An ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Pháp luật
Những thứ cấm đem lên máy bay năm 2024? An toàn hoạt động tại sân bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót nào?
Pháp luật
Hướng dẫn các giấy tờ nhân thân khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024? Quy định về vé, thẻ lên tàu bay và thông tin cá nhân hành khách như thế nào?
Pháp luật
Công tác bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của ai? Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan trong ngành hàng không thực hiện công tác thế nào?
Pháp luật
Vị trí đỗ biệt lập là gì? Vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay có thuộc công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của sân bay không?
Pháp luật
Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành lý thất lạc tại sân bay là gì? Hành lý thất lạc tại sân bay sau khi kiểm tra có cần niêm phong an ninh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh hàng không
1,120 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào