Nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức tạm đình chỉ ngay công việc thì có được tạm ứng tiền lương không?
- Nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động thì bị tạm đình chỉ ngay công việc đúng không?
- Người sử dụng lao động không được bố trí nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn bao lâu?
- Nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức tạm đình chỉ ngay công việc thì có được tạm ứng tiền lương không?
Nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động thì bị tạm đình chỉ ngay công việc đúng không?
Hình thức xử lý kỷ luật đối với nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT như sau:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.
2. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
...
Như vậy, theo quy định, nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động dẫn đến sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không thì bị tạm đình chỉ ngay công việc.
Nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động thì bị tạm đình chỉ ngay công việc đúng không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động không được bố trí nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn bao lâu?
Bố trí việc làm cho nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT như sau:
Chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không được áp dụng chế độ lao động đặc thù theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về hàng không dân dụng.
2. Người sử dụng lao động không được bố trí người lao động là nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động hoặc chấp hành xong các hình phạt trong vụ án hình sự vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn 05 năm kể từ các thời điểm sau đây:
a) Kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
b) Kể từ khi được xóa án tích trong vụ án hình sự.
Như vậy, theo quy định, trường hợp nhân viên hàng không vi phạm nội quy lao động dẫn đến sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không thì người sử dụng lao động không được bố trí họ vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn 05 năm kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực.
Nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức tạm đình chỉ ngay công việc thì có được tạm ứng tiền lương không?
Xử lý kỷ luật đối với nhân viên hàng không được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT như sau:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
...
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
3. Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nêu tại khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
...
Như vậy, theo quy định, nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?
- Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh 2025 mới nhất? Phương tiện giao thông thông minh là gì?
- Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là gì? Hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y mới dạng chế phẩm sinh học gồm những gì?
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách lớp 9? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?