Nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập phải tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành nào?
Nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập phải tốt nghiệp trung cấpchuyên ngành nào?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Nhân viên công tác xã hội - Mã số: V.09.04.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
...
Theo quy định nêu trên thì nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập phải tốt nghiệp trung cấp thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Tuy nhiên, trường hợp viên chức có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội.
Nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập phải tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành nào? (Hình từ Internet)
Lương nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay là bao nhiêu?
Hệ số lương của nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
b) Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06
...
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, mức lương hiện nay của nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như sau:
Viên chức loại B | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 1,86 | 3.348.000 |
Bậc 2 | 2,06 | 3.708.000 |
Bậc 3 | 2,26 | 4.068.000 |
Bậc 4 | 2,46 | 4.428.000 |
Bậc 5 | 2,66 | 4.788.000 |
Bậc 6 | 2,86 | 5.148.000 |
Bậc 7 | 3,06 | 5.508.000 |
Bậc 8 | 3,26 | 5.868.000 |
Bậc 9 | 3,46 | 6.228.000 |
Bậc 10 | 3,66 | 6.588.000 |
Bậc 11 | 3,86 | 6.948.000 |
Bậc 12 | 4,06 | 7.308.000 |
Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
Nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ chính là gì?
Nhân viên công tác xã hội làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ chính được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
- Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;
- Tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng theo sự phân công;
- Thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;
- Đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;
- Tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền trong phạm vi được phân công;
- Tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;
- Tham gia hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công;
- Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?