Nhân viên có được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp đánh nhau với đồng nghiệp trong thời gian làm việc tại công ty không?
- Những ai là đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động?
- Nhân viên có được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp đánh nhau với đồng nghiệp trong thời gian làm việc tại công ty hay không?
- Người lao động xảy ra tai nạn lao động do lỗi của mình có được trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị hay không?
Những ai là đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động?
Căn cứ theo quy định Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Theo quy định nêu trên, đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Nhân viên có được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp đánh nhau với đồng nghiệp trong thời gian làm việc tại công ty không? (Hình từ Internet)
Nhân viên có được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp đánh nhau với đồng nghiệp trong thời gian làm việc tại công ty hay không?
Theo quy định tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như sau:
Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động không được hưởng chế độ tại nạn lao động từ người sử dụng lao động nếu bị tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Như vậy, do thông tin cung cấp chưa đầy đủ nên có thể sẽ xảy ra 02 trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Mâu thuẫn của chồng bạn với đồng nghiệp gây ra tai nạn mà liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì chồng bạn vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động.
- Trường hợp 2: Mâu thuẫn của chồng bạn với đồng nghiệp gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì chồng bạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả, do không được xem là tai nạn lao động.
Người lao động xảy ra tai nạn lao động do lỗi của mình có được trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị hay không?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người lao động không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Vệ sinh an toàn lao động 2015 thì dù tai nạn lao động do lỗi của mình thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm chi trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị chấn thương, chi trả các khoản chi phí y tế cũng như bồi thường theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?