Nhà thầu thi công công trình xây dựng tượng đài cần đáp ứng điều kiện gì? Họ có quyền giám sát thi công hay không?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tượng đài?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 113/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...]
3. Tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng.
[...]"
Theo quy định trên, có thể thấy tượng đài tại những địa điểm công cộng nếu được xây dựng với chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao thì được xếp vào trường hợp trên.
Tại Điều 27 Nghị định 113/2013/NĐ-CP có quy định về việc cấp giấy phép xây dựng tượng đài cụ thể như sau:
"Điều 27. Cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi cấp phép xây dựng đối với các công trình tượng đài, tranh hoành tráng sau đây:
a) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia;
b) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng về Chủ tịch Hồ Chí Minh;
c) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng xây dựng trong khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép (02 bộ) gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 7);
b) Quyết định chọn mẫu phác thảo bước hai của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, kèm theo ảnh, phác thảo chụp bốn mặt cỡ ảnh 18x24 cm có kèm chú thích;
c) Các thành phần hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
4. Thời gian cấp giấy phép:
a) Thời hạn cấp giấy phép (mẫu số 8) không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
b) Đối với các công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 2 Điều này, thời hạn cấp giấy phép không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
5. Việc xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 02 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị;
- Tóm tắt Đề án.
b) Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản trả lời."
Như vậy, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Riêng đối với trường hợp công trình tượng đài thuộc khoản 2 Điều này thì cần phải xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi cấp phép xây dựng.
Nhà thầu được chỉ định thi công công trình tượng đài cần đáp ứng điều kiện gì?
Nhà thầu được chỉ định thi công công trình tượng đài cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, nhà thầu được chỉ định thi công tượng đài phải đáp ứng các điều kiện sau:
"Điều 28. Chỉ định thầu thi công tượng đài, tranh hoành tráng
[...]
2. Nhà thầu được chỉ định thi công tượng đài, tranh hoành tráng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có các nhà điêu khắc, họa sỹ đủ năng lực, trong đó ít nhất 01 người đã chủ trì thi công từ 02 công trình tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh trở lên;
b) Đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhà xưởng để thi công;
c) Đủ năng lực tài chính;
d) Được sự thỏa thuận bằng văn bản của tác giả."
Đồng thời, khoản 4 Điều này cũng có quy định như sau:
"4. Đơn vị được chỉ định thầu thi công tượng đài, tranh hoành tráng phải ký hợp đồng với chủ đầu tư. Nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được chỉ định thầu phần mỹ thuật được thực hiện theo pháp luật về đầu tư xây dựng."
Nhà thầu thi công công trình xây dựng tượng đài có quyền giám sát thi công hay không?
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 113/2013/NĐ-CP có quy định về hoạt động giám sát thi công công trình xây dựng tượng đài như sau:
"Điều 29. Giám sát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng
1. Giám sát thi công:
a) Giám sát thi công phần mỹ thuật do tác giả trực tiếp hoặc thuê người khác là nhà điêu khắc có trình độ đại học mỹ thuật trở lên có kinh nghiệm xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện;
b) Giám sát thi công thực hiện chất liệu do người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hoặc là nghệ nhân có đủ điều kiện và năng lực giám sát thực hiện;
c) Giám sát thi công phần xây dựng do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng thực hiện.
[...]"
Theo đó trách nhiệm giám sát thi công thuộc về tác giả trực tiếp hoặc nhà điêu khắc có trình độ đại học mỹ thuật trở lên có kinh nghiệm xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện, không phải do nhà thầu thi công thực hiện.
Nội dung giám sát được quy định tại khoản 2 Điều này như sau:
"2. Nội dung giám sát:
Theo dõi, kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ phần mỹ thuật công trình."
Như vậy, đối với quá trình xây dựng tượng đài tại những địa điểm công cộng được xếp vào nhóm tượng đài, tranh hoành tráng theo quy định tại Nghị định 113/2013/NĐ-CP, pháp luật có quy định cụ thể về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, nhà thầu thi công cũng như cá nhân, tổ chức có trách nhiệm giám sát thi công cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?