Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai có được dùng để làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?

Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai có được dùng để làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không? Nếu có thì trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm này được xử lý thế nào? Còn đối với biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị Kim Vân (Tp.HCM).

Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai có được dùng để làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Theo đó thì đối với nhà ở xã hội là tài sản hình thành trong tương lai có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.

Đồng thời tại Điều 24 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về việc bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai như sau:

Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai
1. Bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành.
2. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai với người thứ ba được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 23 Nghị định này.

Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai

Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai (Hình từ Internet)

Trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm là nhà ở xã hội hình thành trong tương lai được xử lý thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN có quy định trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp dẫn đến việc phải xử lý tài sản thế chấp là nhà ở xã hội hình thành trong tương lai thì tài sản thế chấp được xử lý như sau:

- Nếu chủ đầu tư chưa bàn giao nhà ở cho bên thế chấp thì bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở với bên thế chấp để bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

- Nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở cho bên thế chấp nhưng chưa thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Thủ tục mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CPThông tư 19/2016/TT-BXD.

Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp nào?

Tại Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba như sau:

Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba
1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
3. Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.
Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.
4. Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:
a) Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;
b) Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;
c) Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.
5. Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

Theo quy định trên thì biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Trường hợp khác thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.

Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai Tải về trọn bộ quy định về Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai:
Nhà ở xã hội Tải về trọn bộ quy định liên quan Nhà ở xã hội:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo quy định mới nhất sinh viên có được mua nhà ở xã hội hay không? Có được cho thuê lại nhà ở xã hội khi không có nhu cầu ở nữa hay không?
Pháp luật
Đất để phát triển nhà ở xã hội theo dự án gồm những loại đất nào theo quy định mới tại Luật Nhà ở 2023?
Pháp luật
Người dân có tra cứu thông tin dự án nhà ở xã hội bằng những cách nào? Giá bán, cho thuê, thuê mua đối với nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư ra sao?
Pháp luật
Diện tích tiêu chuẩn nhà ở xã hội đối với nhà ở liền kề thấp tầng tối đa là bao nhiêu? Trường hợp nào có thể mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội?
Pháp luật
Giá nhà ở xã hội bình quân còn quá cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng, Ban Bí thư đưa ra các giải pháp gì?
Pháp luật
Chỉ thị 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới ra sao?
Pháp luật
Hộ gia đình có được vay vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê không? Điều kiện để vay vốn ưu đãi là gì?
Pháp luật
Hộ gia đình tại khu vực nông thôn có được hưởng ưu đãi nhà ở xã hội không? Nhà nước có hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở xã hội hay không?
Pháp luật
Cá nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê được hưởng ưu đãi đầu tư khi đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Hồ sơ của chủ đầu tư đề nghị thẩm định giá bán nhà ở xã hội được quy định gồm những thành phần nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai
1,657 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai Nhà ở xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào