Nhà nước có ưu tiên đầu tư cho giáo dục không? Ngân sách nhà nước có phải là nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục hay không?
Nhà nước có ưu tiên đầu tư cho giáo dục không?
Căn cứ Điều 17 Luật Giáo dục 2019 quy định về đầu tư cho giáo dục như sau:
Đầu tư cho giáo dục
1. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
...
Theo quy định trên thì Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Như vậy, Nhà nước có ưu tiên đầu tư cho giáo dục theo quy định.
Nhà nước có ưu tiên đầu tư cho giáo dục không? Ngân sách nhà nước có phải là nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục hay không? (Hình từ Internet)
Ngân sách nhà nước có phải là nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
3. Nguồn thu từ dịch vụ giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; lãi tiền gửi ngân hàng và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
4. Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước;
5. Nguồn vốn vay;
6. Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Theo quy định trên, nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
(1) Ngân sách nhà nước;
(2) Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
(3) Nguồn thu từ dịch vụ giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; lãi tiền gửi ngân hàng và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
(4) Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước;
(5) Nguồn vốn vay;
(6) Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 17 Luật Giáo dục 2019 cũng có quy định: Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Như vậy, ngân sách nhà nước là một trong các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục và giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục theo quy định.
Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 96 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.
3. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc công khai, dân chủ;
- Căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng;
- Bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Lưu ý: Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?