Nhà liền kề là kiểu nhà như thế nào? Chiều cao của nhà liền kề sẽ phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến nhà liền kề. Cho tôi hỏi nhà liền kề là kiểu nhà như thế nào? Chiều cao của nhà liền kề sẽ phải đảm bảo những yêu cầu nào? Các không gian chức năng trong nhà liền kề phải đảm bảo các yêu cầu nào? Câu hỏi của anh N.T.Q ở Lâm Đồng.

Nhà liền kề là kiểu nhà như thế nào?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 thì nhà liền kề (nhà ở liên kế) là loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị.

Nhà liền kề gồm nhà liền kề mặt phố (nhà phố) và nhà liền kề có sân vườn, cụ thể:

+ Nhà liền kề mặt phố (nhà phố) là loại nhà ở liên kế, được xây dựng trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà liên kế mặt phố ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác.

+ Nhà liền kề có sân vườn là loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực.

Nhà liền kề

Nhà liền kề (Hình từ Internet)

Chiều cao của nhà liền kề sẽ phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Yêu cầu đối với chiều cao của nhà liền kề được quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 như sau:

Yêu cầu về quy hoạch
...
5.5 Yêu cầu về chiều cao
5.5.1 Trong mọi trường hợp nhà ở liên kế không được cao hơn 6 tầng. Trong các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6 m, nhà ở liên kế không được xây cao quá 4 tầng.
5.5.2 Chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (không kể phần giàn hoa hoặc kiến trúc trang trí).
Trong một dãy nhà liên kế nếu cho phép có độ cao khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy. Độ cao tầng 1 (tầng trệt) phải đồng nhất.
Đối với nhà liên kế có sân vườn, chiều cao không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.
5.5.3 Các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12 m, chiều cao nhà ở liên kế được hạn chế theo góc vát 450 (chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường).
Trường hợp các tuyến đường, phố có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12 m, chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 (không lớn hơn chiều rộng đường).
Đối với các khu vực có đường nội bộ bên trong, chiều cao của nhà liên kế không vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300 (không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường).
5.5.4 Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế theo quy định sau:
- Lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m);
- Lô đất có diện tích 40 m2 đến 50 m2, chiều rộng mặt tiền từ trên 3 m đến dưới 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m);
- Lô đất có diện tích trên 50 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì chỉ được xây nhà 6 tầng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m).
5.5.5 Trong trường hợp dãy nhà liên kế có khoảng lùi thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.
CHÚ THÍCH:
1) Trong dãy nhà liên kế mặt phố cần có khoảng lùi thống nhất cho toàn đoạn phố. Trong trường hợp các khoảng lùi hiện hữu không thống nhất, khoảng lùi chung được xác định bằng trị số trung bình của các khoảng lùi hiện hữu, làm tròn đến 0,5 m.
2) Không được xây dựng, lắp đặt thêm các vật thể kiến trúc khác cao hơn chiều cao cho phép của công trình.
5.5.6 Chiều cao thông thuỷ của tầng một (tầng trệt) không nhỏ hơn 3,6 m. Đối với nhà có tầng lửng thì chiều cao tầng một không nhỏ hơn 2,7 m.

Theo quy định trên, trong mọi trường hợp nhà liền kế không được cao hơn 6 tầng. Trong các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6 m, nhà liền kề không được xây cao quá 4 tầng.

Chiều cao của nhà liền kề phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (không kể phần giàn hoa hoặc kiến trúc trang trí).

Trong một dãy nhà liền kề nếu cho phép có độ cao khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy. Độ cao tầng 1 (tầng trệt) phải đồng nhất.

Đối với nhà liền kề có sân vườn, chiều cao không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.

Các không gian chức năng trong nhà liền kề phải đảm bảo các yêu cầu nào?

Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 thì các không gian chức năng trong nhà liền kề phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Hợp lý về dây chuyền sử dụng, đảm bảo độc lập, khép kín, không gian kiến trúc hài hoà trong và ngoài nhà;

+ Thích ứng với các nhu cầu sắp xếp khác nhau, có khả năng chuyển đổi linh hoạt; Có không gian rộng, thoáng, bố cục mở để tăng hiệu quả không gian nội thất của ngôi nhà;

+ Sử dụng hợp lý, an toàn, không phá vỡ cấu trúc và độ bền vững công trình;

+ Bảo đảm yêu cầu vệ sinh và điều kiện vi khí hậu.

Nhà ở liên kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về xây dựng nhà ở liền kề
Pháp luật
Nhà liền kề là kiểu nhà như thế nào? Chiều cao của nhà liền kề sẽ phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế? Phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào?
Pháp luật
Khi xây dựng nhà phố liên kế trong Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc như thế nào?
Pháp luật
Nhà ở liên kế được xây dựng theo dự án phải đảm bảo đạt diện tích tối thiểu là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Khi thiết kế xây dựng nhà ở liên kế mặt phố thì cần phải chú ý các quy định nào? Nhà ở liên kế mặt phố có bắt buộc phải có tường chung?
Pháp luật
Việc lắp đặt hệ thống điện cho nhà ở liên kế có sân vườn cần phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
Pháp luật
Tùy vào vị trí và kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc gì? Nhà ở liên kế có được xem là nhà ở riêng lẻ hay không?
Pháp luật
Chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân thủ theo các yêu cầu như thế nào? Có phải tổ chức đường giao thông cho khu nhà ở liên kế không?
Pháp luật
Các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà ở liên kế phải tuân thủ thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở liên kế
2,631 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở liên kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở liên kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào