Nhà hàng xóm thả bò đi rong ngoài đường mà không được chăn dắt gây mất vệ sinh, nhiều lần làm cản trở giao thông thì có bị xử phạt gì không?

Trường hợp nhà hàng xóm thả bò lấn lòng đường, vỉa hè thì bị xử phạt như thế nào? Hàng xóm nhà tôi hay có thói quen thả bò đi rong ngoài đường mà không được chăn dắt gây mất vệ sinh, nhiều lần làm cản trở giao thông. Điển hình là sáng nay, bò của nhà hàng xóm vào nhà tôi làm đổ lu mắm mà chồng tôi mới muối hôm qua. Tôi muốn hỏi nhà hàng xóm bị xử phạt gì hay không?

Hành vi để vật nuôi xâm lấn lòng đường, vỉa hè bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi để vật nuôi xâm lấn lòng đường, vỉa hè như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
[...]”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị. Theo đó nhà hàng xóm của chị có hành vi thả bò đi rong mà không được chăn dắt, nhiều lần làm cản trở giao thông có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Hành vi để vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi để vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
[...]
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
[...]”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của chị thì nhà hàng xóm để bò của nhà mình vào nhà chị làm đổ lu mắm có thể sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Thả bò đi rong

Biện pháp khôi phục hậu quả đối với hành vi để vật nuôi xâm lấn lòng đường, vỉa hè 

Căn cứ khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về khắc vụ hậu quả đối với hành vi để vật nuôi xâm lấn lòng đường, vỉa hè như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
[...]
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị. Trường nhà hàng xóm chị thả bò đi rong ngoài đường gây mất vệ sinh, trật tự thì buộc phải dọn vệ sinh sạch sẽ lòng đường, vỉa hè và phải chăn dắt bò cẩn thận.

Cản trở giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng có bị ở tù không? Có được hưởng án treo?
Pháp luật
Mức phạt hành chính với nhóm yoga nằm ngồi giữa đường chụp hình hoa bằng lăng là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Người dân phơi cá làm khô trên đường bộ gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Đỗ xe đạp trên cầu gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?
Pháp luật
Người dân phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông bị phạt không? Trường hợp xây nhà đổ vật liệu lấn chiếm, cản trở giao thông bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Người phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn có bị phạt tù hay không?
Pháp luật
Người đẩy xe bán hàng lưu động trên đường gây cản trở giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ có quyền phạt tiền đối với người đó không?
Pháp luật
Đào phá đường quốc lộ tạo ổ gà để xe tham gia giao thông hư hỏng phải vá lốp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Xử phạt hành vi tự làm rào chắn cản trở giao thông qua lại? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi người dân tự làm rào chắn cản trở giao thông?
Pháp luật
Các hành vi cấu thành nên tội cản trở giao thông đường không là các hành vi gì? Tội cản trở giao thông đường không có các khung hình phạt nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cản trở giao thông
955 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cản trở giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào