Nhà giáo và giáo viên, giảng viên có gì khác nhau? Nhà giáo có được nghỉ hè không? Thời gian nghỉ hè tối đa của Nhà giáo là bao lâu?
Nhà giáo có phải là giáo viên, giảng viên hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định về vị trí, vai trò của nhà giáo cụ thể như sau:
"1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên."
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục 2019 như sau:
"1. Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
..
c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ."
Có thể thấy, cả giáo viên và giảng viên đều là nhà giáo. Tùy cơ sở giáo dục mà người nhà giáo tham gia giảng dạy là nơi nào thì sẽ có những cách gọi phù hợp.
- Ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp thì gọi là giáo viên
- Nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
Nhà giáo có được nghỉ hè không?
Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ của nhà giáo: quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Bên cạnh những nhiệm vụ nêu trên, nhà giáo còn có những quyền hạn nhất đinh, được quy định như sau:
(2) Quyền của nhà giáo: quy định tại Điều 70 Luật Giáo dục 2019
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy một trong những quyền của nhà giáo chính là được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ, có thể bao gồm cả những ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Thời gian nghỉ hè của nhà giáo là bao lâu?
Thời gian nghỉ hè của nhà giáo
Thời gian nghỉ hè của nhà giáo được quy định tại Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Thời gian nghỉ hè của nhà giáo:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
b) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
c) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
d) Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.
(2) Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều này, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.
(3) Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt trên địa bàn.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên, giảng viên phù hợp với kế hoạch đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường.
(4) Việc nghỉ hè của nhà giáo trong cơ sở giáo dục thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Theo đó, nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục được Nhà nước quy định. Tùy vào cơ sở giáo dục mà nhà giáo có thể được gọi là giáo viên hoặc giảng viên. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, trong đó có quyền được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?