Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng ưu đãi gì?
- Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng ưu đãi gì?
- Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cần lập bao nhiêu bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái?
- Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng ưu đãi gì?
Căn cứ các khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định thì nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng những chính sách ưu đãi sau đây:
(1) Được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ, nhà tài trợ trong nước và quốc tế;
(2) Được cấp tín dụng xanh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ môi trường để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sinh thái, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp.
(3) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan nhà nước tổ chức, quản lý.
Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng ưu đãi gì? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cần lập bao nhiêu bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái?
Hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái được quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lập 06 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái bao gồm:
a) Văn bản đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Báo cáo về tình hình hoạt động và thu hút đầu tư của khu công nghiệp;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Các tài liệu khác có liên quan đến khu công nghiệp (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng.
...
Như vậy, theo quy định, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cần lập 06 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái gửi đến Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:
(1) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
(2) Bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy, xử lý nước thải, các dịch vụ hạ tầng thiết yếu khác);
- Các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp;
(3) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giám sát đầu vào và đầu ra về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp;
Lập báo cáo định kỳ hằng năm về các kết quả đạt được trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn và giám sát phát thải của khu công nghiệp, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
(4) Hằng năm, công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và đăng trên website của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?