Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục nào khi dự án hết thời hạn hoạt động mà nhà đầu tư không có nhu cầu gia hạn?
- Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động dự án đầu tư trong trường hợp nào?
- Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục nào khi dự án hết thời hạn hoạt động mà nhà đầu tư không có nhu cầu gia hạn?
- Chế tài xử lý khi nhà đầu tư không thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho cơ quan đăng ký đầu tư là gì?
Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động dự án đầu tư trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 thì các trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư là
Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Như vậy, nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục nào khi dự án hết thời hạn hoạt động mà nhà đầu tư không có nhu cầu gia hạn?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục như sau:
Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
....
2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
c) Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
Như vậy, từ quy định trên khi dự án hết thời hạn hoạt động mà nhà đầu tư không có nhu cầu gia hạn thì nhà đầu tư phải thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Chế tài xử lý khi nhà đầu tư không thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho cơ quan đăng ký đầu tư là gì?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
....
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
b) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
c) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;
d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;
đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
Như vậy, nếu nhà đầu tư không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Tóm lại, khi dự án hết thời hạn hoạt động mà nhà đầu tư không có nhu cầu gia hạn thì nhà đầu tư phải thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?