Trường hợp đàm phán hợp đồng không thành công thì bên mời thầu cần xử lý như thế nào? Việc đàm phán hợp đồng dựa trên những nội dung gì?
Việc đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư trúng thầu cần dựa trên những căn nào?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ Điều 58 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về việc đàm phán hợp đồng như sau:
Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư xếp thứ nhất được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
2. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
c) Hồ sơ mời thầu.
3. Nguyên tắc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:
a) Không tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
...
Theo đó, nhà đầu tư xếp thứ nhất sẽ được bên mời thầu mời đến để đàm phán hợp đồng. Việc đàm phán hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
(1) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
(2) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
(3) Hồ sơ mời thầu.
Trong quá trình đáp phán hợp đồng, cả bên mời thầu và nhà đầu tư trúng thầu cần lưu ý:
- Không tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
-Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
Trường hợp đàm phán hợp đồng không thành công thì bên mời thầu cần xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Bên mời thầu sẽ tiến hành đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư trúng thầu dựa trên những nội dung gì?
Theo Điều 58 Nghị định 25/2020/NĐ-CP thì bên mời thầu sẽ tiến hành đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư trúng thầu dựa trên những nội dung sau:
(1) Đàm phán, hoàn thiện về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
(2) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;
(3) Đàm phán về tiến độ bàn giao mặt bằng xây dựng; tiến độ nhà đầu tư chuyển giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền cho cơ quan quản lý nhà nước có chức năng theo quy định;
(4) Cơ sở xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật về đất đai; phương pháp định giá đất sẽ được sử dụng để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại thời điểm giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; thông số đầu vào hoặc cách thức xác định thông số đầu vào tương ứng với phương pháp định giá;
(5) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác.
Trường hợp đàm phán hợp đồng không thành công thì bên mời thầu cần xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp đám phàn hợp đồng không thành công như sau:
Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
...
6. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện với các nhà đầu tư tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
Dẫn chiếu Điều 17 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trường hợp hủy thầu như sau:
Các trường hợp hủy thầu
1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.
4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Theo đó, trong trường hợp bên mời thầu đàm phán hợp đồng không thành công với nhà đầu tư xếp hạng nhất thì cần tiến hành hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán hợp đồng.
Trường hợp đàm phán, hoàn thiện với các nhà đầu tư tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo trường hợp tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?
- Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
- Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ báo cáo quyết toán thu, chi hằng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập gồm gì? Ai có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán thu, chi hằng năm?