Nhà đầu tư có được dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp không?
- Nhà đầu tư có được dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp không?
- Hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
- Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải do ai định giá?
Nhà đầu tư có được dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp không?
Việc dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
...
Như vậy, theo quy định, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có thể dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Nhà đầu tư có được dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư được quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp
...
3. Nhà đầu tư góp vốn lập hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm góp vốn;
c) Thỏa thuận của các cổ đông, thành viên về việc sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đang hoạt động;
d) Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư góp vốn, nhà đầu tư nhận góp vốn;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) của bên góp vốn;
e) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Thủ tục sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp được thực hiện như sau:
a) Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp;
b) Nhà đầu tư góp vốn nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên, cổ đông cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư dùng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm góp vốn;
- Thỏa thuận của các cổ đông, thành viên về việc sử dụng quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp;
- Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư góp vốn, nhà đầu tư nhận góp vốn;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) của bên góp vốn;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải do ai định giá?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.
Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá;
Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?