Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được xác định là nhà đầu tư có năng lực tài chính và cả trình độ chuyên môn về chứng khoán đúng không?
- Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được xác định là nhà đầu tư có năng lực tài chính và cả trình độ chuyên môn về chứng khoán đúng không?
- Có phải xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi bán chứng khoán chào bán riêng lẻ đã mua hay không?
- Tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm các giấy tờ nào?
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được xác định là nhà đầu tư có năng lực tài chính và cả trình độ chuyên môn về chứng khoán đúng không?
Căn cứ Điều 11 Luật Chứng khoán 2019 quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp như sau:
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
1. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
c) Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
d) Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
đ) Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán.
Như vậy, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có thể là nhà đầu tư có năng lực tài chính và cả trình độ chuyên môn về chứng khoán.
Trong trường hợp nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc chỉ có trình độ chuyên môn về chứng khoán vẫn được xem là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được xác định là nhà đầu tư có năng lực tài chính và cả trình độ chuyên môn về chứng khoán đúng không? (Hình từ Internet)
Có phải xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi bán chứng khoán chào bán riêng lẻ đã mua hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
...
3. Trong thời hạn 01 năm kể từ thời điểm được công ty chứng khoán xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư không phải thực hiện xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi tham gia mua chứng khoán chào bán riêng lẻ, chứng chỉ quỹ thành viên.
4. Nhà đầu tư đã mua chứng khoán chào bán riêng lẻ, chứng chỉ quỹ thành viên không phải xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi thực hiện bán các chứng khoán đã mua.
5. Tài liệu xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhà đầu tư đã mua chứng khoán chào bán riêng lẻ, chứng chỉ quỹ thành viên không phải xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi thực hiện bán các chứng khoán đã mua.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nhà đầu tư không phải xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi thực hiện bán các chứng khoán chào bán riêng lẻ đã mua.
Tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm các giấy tờ nào?
Theo Điều 5 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp như sau:
(1) Đối với các tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ tương đương khác.
(2) Đối với các tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019:
- Đối với tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch: Quyết định chấp thuận niêm yết, đăng ký giao dịch đối với tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
- Đối với các tổ chức khác không phải tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác; báo cáo tài chính năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét.
(3) Đối với cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019, bao gồm các tài liệu sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Chứng chỉ hành nghề chứng khoán còn hiệu lực.
(4) Đối với cá nhân quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019, bao gồm các tài liệu:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Xác nhận của các công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán về giá trị thị trường của các danh mục chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch tại thời điểm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
(5) Đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019, bao gồm các tài liệu:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả trong năm gần nhất trước thời điểm xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?