Nhà báo tham dự phiên tòa có được ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa không?
- Hội đồng xét xử vụ án dân sự có được ghi âm và ghi hình diễn biến phiên tòa theo quy định của pháp luật hay không?
- Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa có được ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa không?
- Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa có được sử dụng điện thoại để ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa?
Hội đồng xét xử vụ án dân sự có được ghi âm và ghi hình diễn biến phiên tòa theo quy định của pháp luật hay không?
Theo căn cứ tại khoản 2 Điều 236 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 220 của Bộ luật này;
b) Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;
c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa.
2. Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký phiên tòa ký biên bản đó.
4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
...
Như vậy, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa có được ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa không?
Theo căn cứ tại khoản 4 Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Nội quy phiên tòa
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
...
Như vậy, nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp.
Tiếp đó, nhà báo chỉ được ghi âm và ghi hình diễn biến phiên tòa khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa nếu nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử; phải được sự đồng ý của đương sự và người tham gia tố tụng khác nếu nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác.
Nhà báo tham dự phiên tòa có được ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa không? (hình từ internet)
Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa có được sử dụng điện thoại để ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa?
Theo căn cứ tại Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Nội quy phiên tòa
...
6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
Theo quy định nêu trên thì người tham dự phiên tòa không được sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Như vậy, Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa không được sử dụng điện thoại để ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?
- Cuộc họp của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn phải có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Mẫu Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty? Chủ tịch Hội đồng quản trị do ai bầu?
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?