Nguyên tắc xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải là gì?

Tôi có một câu hỏi như sau: Nguyên tắc xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải là gì? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.K ở Đồng Nai.

Nguyên tắc xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải là gì?

Việc xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7173:2002 (ISO 9271:1992) như sau:

Nguyên tắc
Chuẩn bị các dung dịch gây nhiễm xạ chứa 60Co và 137Cs riêng biệt. Đo từng mẫu, mỗi mẫu 50 ml dung dịch này, bằng một đầu dò phóng xạ bản rộng và sử dụng kết quả đo này để tính tốc độ đếm xung riêng của các dung dịch gây nhiễm xạ.
Tẩm các dung dịch gây nhiễm xạ này vào các mẫu vải và sau đó tẩy xạ ở 60°C bằng cách sử dụng một dung dịch chứa tác nhân tẩy xạ theo quy trình thử nghiệm. Xác định tốc độ đếm xung tồn dư bằng cách đo hoạt độ phóng xạ còn lại trên các mẫu vải.
Tính tốc độ đếm xung tồn dư tiêu chuẩn hóa đối với mỗi loại hạt nhân phóng xạ. Sử dụng trung bình số học của các giá trị tương ứng với 60Co và 137Cs (tốc độ đếm xung tồn dư cuối cùng) để đánh giá hiệu suất tẩy xạ bằng cách phân loại đã được xây dựng theo thực nghiệm.

Theo đó, việc định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Mục 4 nêu trên.

Hạt nhân phóng xạ

Hạt nhân phóng xạ (Hình từ Internet)

Việc thử nghiệm để xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải được thử bằng những thiết bị nào?

Thiết bị, dụng cụ dùng trong việc thử nghiệm để xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7173:2002 (ISO 9271:1992) như sau:

Thiết bị, dụng cụ
Cần sử dụng các thiết bị thí nghiệm thông thường và các thiết bị sau:
5.1. Hai cốc thí nghiệm bằng thủy tinh, dung tích 2000 ml, theo TCVN 7154 : 2002.
5.2. Bộ ổn nhiệt, để đặt và duy trì nhiệt độ thử nghiệm ở 60°C.
5.3. Buồng sấy.
5.4. Hai cốc thí nghiệm bằng polytetrafluoroethylene (PTFE), để chuẩn bị dung dịch gây nhiễm xạ.
5.5. Hai bình bằng polytetrafluoroethylene (PTFE), để đựng các dung dịch gây nhiễm xạ.
5.6. Máy khuấy dạng buồng (xem Phụ lục A).
5.7. Sáu giá đỡ của mẫu kẹp (xem Phụ lục B).
5.8. Bộ giá đỡ bằng chất dẻo, kích thước 38 mm x 38 mm x 5 mm.
5.9. Hai pipet, dung tích 50 ml với các đầu hút chỉ dùng một lần.
5.10. Đầu dò phóng xạ và thiết bị điện tử kết nối, để xác định tốc độ đếm xung.
...
Tỷ lệ (Ds - 1,5)/h không được nhỏ hơn 3 trong đó Ds là khoảng cách nhỏ nhất (tính bằng centimét) từ tâm điểm của vùng bị nhiễm xạ vuông góc với tiết diện ngang của đầu dò, đến mép vùng nhạy của tiết diện ngang đầu dò; và h là khoảng cách (tính bằng cm), giữa bề mặt mẫu vải nhiễm xạ và bề mặt đầu dò.
Chú thích
1. Kích thước tối thiểu của vùng nhạy của đầu dò nên là một vòng tròn có đường kính 3 cm, nhưng trên thực tế, yêu cầu hình học đối với h thường buộc phải sử dụng một vùng nhạy rộng hơn. Các kiểu đầu dò thích hợp gồm: ống đếm khí tỷ lệ, đầu dò nhấp nháy và bán dẫn. Cần sử dụng cùng loại thiết bị và đặt cùng chế độ trong suốt quá trình thử nghiệm.
2. Nếu không thể thỏa mãn được yêu cầu (Ds - 1,5)/h không nhỏ hơn 3 thì có thể sử dụng một đầu dò có vùng nhạy hình tròn với đường kính không nhỏ hơn 3 cm, với yêu cầu là tốc độ đếm xung tịnh của 50 ml dung dịch gây nhiễm xạ trên một mẫu vải đo được trong các điều kiện hình học này không nhỏ hơn 100 000 xung/min (xem 7.1.3).

Theo quy định trên, thiết bị, dụng cụ dùng trong việc thử nghiệm để xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải gồm:

+ Hai cốc thí nghiệm bằng thủy tinh, dung tích 2000 ml, theo TCVN 7154 : 2002.

+ Bộ ổn nhiệt, để đặt và duy trì nhiệt độ thử nghiệm ở 60°C.

+ Buồng sấy.

+ Hai cốc thí nghiệm bằng polytetrafluoroethylene (PTFE), để chuẩn bị dung dịch gây nhiễm xạ.

+ Hai bình bằng polytetrafluoroethylene (PTFE), để đựng các dung dịch gây nhiễm xạ.

+ Máy khuấy dạng buồng.

+ Sáu giá đỡ của mẫu kẹp.

+ Bộ giá đỡ bằng chất dẻo, kích thước 38 mm x 38 mm x 5 mm.

+ Hai pipet, dung tích 50 ml với các đầu hút chỉ dùng một lần.

+ Đầu dò phóng xạ và thiết bị điện tử kết nối, để xác định tốc độ đếm xung.

Báo cáo thử nghiệm để xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải gồm những thông tin nào?

Thông tin trong báo cáo thử nghiệm để xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải được quy định tại Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7173:2002 (ISO 9271:1992) như sau:

Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải gồm những thông tin sau:
a) tốc độ đếm xung tồn dư trung bình tiêu chuẩn hóa cho 60Co và 137Cs.
b) tốc độ đếm xung tồn dư cuối cùng.
c) đánh giá hiệu quả tẩy xạ.
d) các thông số của các thử nghiệm bổ sung.

Như vậy, báo cáo thử nghiệm để xác định hiệu quả của các tác nhân tẩy xạ trong việc loại bỏ các hạt nhân phóng xạ ra khỏi vải gồm những thông tin được quy định tại Mục 11 nêu trên.

An toàn bức xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn bức xạ
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ mà cơ sở y học hạt nhân phải trang bị là gì? Lắp đặt các thiết bị bức xạ thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh có các trách nhiệm gì?
Pháp luật
Yêu cầu về việc bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân thế nào?
Pháp luật
Người phụ trách an toàn bức xạ có yêu cầu phải là người trực tiếp tiến hành công việc bức xạ hay không?
Pháp luật
An toàn bức xạ là gì? Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc quản lý của cơ quan nào và có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? Thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nội quy an toàn bức xạ mà cơ sở y tế phải xây dựng là gì? Trách nhiệm đào tạo an toàn bức xạ của cơ sở y tế được quy định thế nào?
Pháp luật
Khi tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thì tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải làm những việc gì?
Pháp luật
Muốn được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thì người có nhu cầu cần đáp ứng được điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn bức xạ
344 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn bức xạ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào