Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ? Không được sửa, hủy những lệnh nào trong phiên khớp lệnh định kỳ?
Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 21 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 thì Hệ thống giao dịch chứng khoán thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
(1) Ưu tiên về giá:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
(2) Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Theo đó, nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ được quy định như sau:
(1) Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
(2) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
(3) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
(4) Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn mục (2) thì mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn mục (1) và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ? Không được sửa, hủy những lệnh nào trong phiên khớp lệnh định kỳ? (Hình từ Internet)
Không được sửa, hủy những lệnh nào trong phiên khớp lệnh định kỳ?
Căn cứ vào heo Điều 22 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh như sau:
Sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh
1. Việc sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
2. Trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa: không được phép sửa, hủy các lệnh LO, ATO.
3. Trong phiên khớp lệnh liên tục: Lệnh LO được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa lệnh được xác định như sau:
a) Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.
b) Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
c) Thứ tự ưu tiên đối với lệnh mới nhập thay thế cho lệnh đã bị hủy bao gồm cả lệnh được thực hiện theo phương thức sửa hủy lệnh quy định tại phần 1 Phụ lục III được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế này.
4. Trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: không được phép sửa, hủy các lệnh LO, ATC (bao gồm cả các lệnh LO được chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang).
5. Trong phiên giao dịch sau giờ: Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì những lệnh không được phép sửa, hủy trong phiên khớp lệnh định kỳ bao gồm:
- Trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa: Lệnh LO, ATO.
- Trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: Lệnh LO, ATC (bao gồm cả các lệnh LO được chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang).
Thời hạn gửi báo cáo cho SGDCK về Danh sách cổ đông lớn của tổ chức niêm yết là khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định về nghĩa vụ báo cáo của tổ chức niêm yết như sau:
Nghĩa vụ báo cáo của tổ chức niêm yết
1. Tổ chức niêm yết cổ phiếu thực hiện báo cáo như sau:
a) Tổ chức niêm yết báo cáo Báo cáo SGDCK về Bảng cung cấp thông tin về quản trị công ty và dữ liệu điện tử. Thời hạn gửi: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm và kết thúc năm dương lịch.
b) Tổ chức niêm yết báo cáo SGDCK về Danh sách cổ đông nhà nước, cổ đông chiến lược, cổ đông lớn và cổ phiếu quỹ công ty và dữ liệu điện tử, cụ thể như sau:
- Báo cáo Quý 1 năm dương lịch: căn cứ trên danh sách cổ đông được chốt đến thời điểm gần nhất trước ngày 28 của tháng 02 và gửi cho SGDCK chậm nhất là ngày 10 của tháng 03.
- Báo cáo Quý 2 năm dương lịch: căn cứ trên danh sách cổ đông được chốt đến thời điểm gần nhất trước ngày 31 của tháng 05 và gửi cho SGDCK chậm nhất là ngày 10 của tháng 06.
- Báo cáo Quý 3 năm dương lịch: căn cứ trên danh sách cổ đông được chốt đến thời điểm gần nhất trước ngày 31 của tháng 08 và gửi cho SGDCK chậm nhất là ngày 10 của tháng 09.
- Báo cáo Quý 4 năm dương lịch: căn cứ trên danh sách cổ đông được chốt đến thời điểm gần nhất trước ngày 30 của tháng 11 và gửi cho SGDCK chậm nhất là ngày 10 của tháng 12.
c) Tổ chức niêm yết gửi cho SGDCK tóm tắt sổ cổ đông tại ngày đăng ký cuối cùng và dữ liệu điện tử danh sách cổ đông tại ngày đăng ký cuối cùng theo quy định của VSDC trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký cuối cùng.
...
Theo đó, thời hạn gửi báo cáo cho SGDCK về Danh sách cổ đông lớn của tổ chức niêm yết như sau:
- Báo cáo Quý 1 năm dương lịch: Chậm nhất ngày 10/03.
- Báo cáo Quý 2 năm dương lịch: Chậm nhất ngày 10/06.
- Báo cáo Quý 3 năm dương lịch: Chậm nhất ngày 10/09.
- Báo cáo Quý 4 năm dương lịch: Chậm nhất ngày 10/12.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?
- Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng để làm gì? Hạn ngạch xuất khẩu chỉ được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?