Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2022? Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý được quy định thế nào?
- Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường?
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường?
- Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào?
- Quan hệ công tác của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào?
Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường?
Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định về thủ tục thành lập Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường cụ thể như sau:
(1) Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
(2) Đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập do đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng, gồm các nội dung chính sau:
- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
- Vị trí, chức năng;
- Nhiệm vụ và quyền hạn;
- Cơ cấu tổ chức;
- Dự kiến phương án nhân sự của Hội đồng quản lý;
- Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập Hội đồng quản lý (nếu có);
- Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường cụ thể như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý:
- Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến các thành viên, quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Hội đồng quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng thẩm quyền;
- Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công việc của Hội đồng quản lý.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2022? Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý được quy định thế nào?
Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào?
Đối với quy định về chế độ làm việc của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường thì tại Điều 8 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định cụ thể như sau:
- Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
- Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ chuyên trách. Chế độ làm việc của các thành viên khác của Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định theo quy định của pháp luật, trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, đặc thù của cơ quan, đơn vị.
- Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý, chế độ phụ cấp và chế độ khác (nếu có) cho các thành viên Hội đồng quản lý được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Quan hệ công tác của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định về quan hệ công tác của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường cụ thể như sau:
Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
- Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý điều hành hoạt động của đơn vị thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nghị quyết trước Hội đồng quản lý;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các cuộc họp, phiên họp Hội đồng quản lý.
Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên:
- Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Hội đồng quản lý có trách nhiệm báo cáo hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập với cơ quan quản lý cấp trên;
- Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm thông qua hoặc có ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Hội đồng quản lý.
- Quan hệ công tác của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Thông tư 09/2022/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 20/9/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?