Nguyên tắc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như thế nào? Ai có thẩm quyền triệu tập và hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi?

Nguyên tắc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như thế nào? Tôi thấy rằng hiện nay tình trạng tội phạm là trẻ em dưới 18 tuổi ngày một phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên theo tôi được biết thì người dưới 18 tuổi phạm tội được coi là đối tượng đặc biệt trong hình sự. Tôi muốn biết nguyên tắc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời. Tôi xin cảm ơn. Câu hỏi của anh Bình (Hà Nội).

Việc hỏi cung bị can đối với người dưới 18 tuổi được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 414 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi như sau:

- Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.

- Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.

- Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.

- Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.

- Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.

- Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Nguyên tắc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như thế nào? Ai có thẩm quyền triệu tập và hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi?

Nguyên tắc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như thế nào? Ai có thẩm quyền triệu tập và hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền triệu tập và hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi?

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn triệu tập và tiến hành hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi phải là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, cần xác định rõ như sau:

- Chủ thể có quyền hạn triệu tập và hỏi cung bị can bao gồm:

+ Điều tra viên;

+ Kiểm sát viên;

+ Cấp trưởng, cấp phó của các Cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Chủ thể chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn hỏi cung bị can mà không có quyền hạn triệu tập bị can bao gồm:

Cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Ngoài ra còn có các chủ thể hỗ trợ việc hỏi cung bị can. Đây là người tiến hành tố tụng nhưng họ không có quyền hạn triệu tập và hỏi cung bị can. Họ chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn giao, chuyển, gửi giấy triệu tập; ghi biên bản hỏi cung bị can…khi được Điều tra viên, Kiểm sát viên phân công, bao gồm:

+ Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra;

+ Kiểm tra viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân;

Điều kiện của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi?

Căn cứ Điều 415 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định về điều kiện của người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi như sau:

Người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định về việc phân công người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi như sau:

Phân công người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán khi được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
a) Có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;
b) Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;
c) Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
2. Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có người là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

Như vậy, chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;

– Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;

– Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

Hỏi cung bị can
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biên bản hỏi cung bị can có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Điều tra viên có được tiến hành hỏi cung nhiều bị can cùng một lúc không?
Pháp luật
Điều tra viên tiến hành hỏi cung bị can vào buổi tối có được không? Khi hỏi cung bị can cán bộ hỏi có thể sử dụng hình thức ghi hình có âm thanh được không?
Pháp luật
Viện trưởng sử dụng kết quả ghi âm sao chép ra thành một bản khác có được không? Hội đồng xét xử sử dụng kết quả ghi âm tại phiên tòa thì có phải chuẩn bị trước không?
Pháp luật
Có sử dụng kết quả ghi âm trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật hay không? Sử dụng kết quả ghi âm như thế nào để không vi phạm điều cấm của pháp luật?
Pháp luật
Trong giai đoạn truy tố Viện trưởng sử dụng kết quả ghi âm nhằm mục đích gì? Sử dụng kết quả ghi âm để hỏi cung bị can trong giai đoạn xét xử như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ hỏi cung bị can thực hiện ghi âm trong buổi hỏi cung có cần phải đăng ký với cán bộ chuyên môn tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra không?
Pháp luật
Hỏi cung bị can trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm thì có cần phải thông báo cho bị can biết hay không?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như thế nào? Ai có thẩm quyền triệu tập và hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi?
Pháp luật
Có thể kéo dài thời gian hỏi cung bị can là người 17 tuổi trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hỏi cung bị can
2,713 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỏi cung bị can
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: