Viện trưởng sử dụng kết quả ghi âm sao chép ra thành một bản khác có được không? Hội đồng xét xử sử dụng kết quả ghi âm tại phiên tòa thì có phải chuẩn bị trước không?

Viện trưởng sử dụng kết quả ghi âm sao chép ra thành một bản khác có được không? Cho tôi hỏi rằng khi Hội đồng xét xử sử dụng kết quả ghi âm tại phiên tòa thì có phải chuẩn bị trước không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phát Tiến đến từ Bình Định.

Viện trưởng sử dụng kết quả ghi âm sao chép ra thành một bản khác có được không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP như sau:

Sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố
1. Trong giai đoạn điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Cấp trưởng, cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên, cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để phục vụ công tác điều tra trong trường hợp bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thay đổi lời khai so với lời khai đã khai trước đó; Sử dụng, đánh giá chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của bị can, pháp nhân thương mại và đồng phạm khác (nếu có), đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện. Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Điều tra viên, cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Trong giai đoạn truy tố: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Kiểm sát viên sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để phục vụ truy tố và làm cơ sở xác định tính khách quan trong hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội để đánh giá chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm. Kiểm tra, phát hiện có hay không dấu hiệu oan, sai; bị can có bị bức cung hoặc dùng nhục hình hoặc vi phạm pháp luật trong giai đoạn điều tra.
3. Kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cũng được sử dụng trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thẩm định vụ án hình sự.
4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có thể sao chép kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại hệ thống máy chủ để phục vụ công tác điều tra, truy tố.

Theo đó, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có thể sao chép kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại hệ thống máy chủ để phục vụ công tác điều tra, truy tố.

Như vậy, có thể thấy rằng quy định tại khoản 2 điều này là Viện trưởng viện kiểm sát sẽ có quyền sao chép kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại hệ thống máy chủ nhưng phải để phục vụ công tác điều tra, truy tố.

Sử dụng kết quả ghi âm

Sử dụng kết quả ghi âm (Hình từ Internet)

Hội đồng xét xử sử dụng kết quả ghi âm tại phiên tòa thì có phải chuẩn bị trước không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP như sau:

Sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn xét xử
1. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải chủ động xem xét, nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trường hợp có chứng cứ, tài liệu được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh mà không thể nghe, xem được cần đề nghị Viện kiểm sát sao chép lại và cung cấp cho Tòa án dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
2. Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa trong các trường hợp sau:
a) Kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết phải kiểm tra công khai tại phiên tòa;
b) Bị cáo tố cáo bị bức cung, nhục hình trong quá trình hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội hoặc bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thay đổi lời khai;
c) Khi có đề nghị của Kiểm sát viên, Điều tra viên và những người tiến hành tố tụng khác.
3. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án cần phải có kế hoạch chuẩn bị cho việc nghe hoặc xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa.

Theo đó, trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án cần phải có kế hoạch chuẩn bị cho việc nghe hoặc xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa.

Như vậy, có thể thấy rằng tòa án cần phải có kế hoạch chuẩn bị cho việc nghe hoặc xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa.

Sử dụng kết quả ghi âm cắt ghép thì có bị vi phạm điều cấm không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP như sau:

Hành vi bị nghiêm cấm
1. Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư liên tịch này; làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Phá hủy cơ sở vật chất, cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
3. Người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, sử dụng kết quả ghi âm cắt ghép thì đã vi phạm điều cấm của Luật.

Như vậy, lưu ý khi sử dụng kết quả ghi âm phải lưu ý tránh những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định trên.

Hỏi cung bị can
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Theo quy định thì hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi có cần sự có mặt của cha, mẹ không?
Pháp luật
Biên bản hỏi cung bị can có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Điều tra viên có được tiến hành hỏi cung nhiều bị can cùng một lúc không?
Pháp luật
Điều tra viên tiến hành hỏi cung bị can vào buổi tối có được không? Khi hỏi cung bị can cán bộ hỏi có thể sử dụng hình thức ghi hình có âm thanh được không?
Pháp luật
Viện trưởng sử dụng kết quả ghi âm sao chép ra thành một bản khác có được không? Hội đồng xét xử sử dụng kết quả ghi âm tại phiên tòa thì có phải chuẩn bị trước không?
Pháp luật
Có sử dụng kết quả ghi âm trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật hay không? Sử dụng kết quả ghi âm như thế nào để không vi phạm điều cấm của pháp luật?
Pháp luật
Trong giai đoạn truy tố Viện trưởng sử dụng kết quả ghi âm nhằm mục đích gì? Sử dụng kết quả ghi âm để hỏi cung bị can trong giai đoạn xét xử như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ hỏi cung bị can thực hiện ghi âm trong buổi hỏi cung có cần phải đăng ký với cán bộ chuyên môn tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra không?
Pháp luật
Hỏi cung bị can trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm thì có cần phải thông báo cho bị can biết hay không?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như thế nào? Ai có thẩm quyền triệu tập và hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi?
Pháp luật
Có thể kéo dài thời gian hỏi cung bị can là người 17 tuổi trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hỏi cung bị can
1,320 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỏi cung bị can

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỏi cung bị can

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào