Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ra sao? Hình thức đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?

Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ra sao? Hiện tại chúng tôi pha chế thành công chế phẩm xua đuổi côn trùng từ dầu hạt Neem. chúng tôi sẽ đăng ký sản phẩm như thế nào để được lưu hành rộng rãi và phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ?

Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ra sao?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:

"Điều 5. Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Tất cả thuốc bảo vệ thực vật dùng để phòng trừ sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng cây trồng; bảo quản thực vật; khử trùng kho; trừ mối hại công trình xây dựng và đê điều; trừ cỏ trên đất không trồng trọt; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng (có tên thương phẩm riêng) phải được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục).
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam) sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (sau đây gọi là hoạt chất), thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (sau đây gọi là thuốc kỹ thuật) hoặc thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm từ thuốc kỹ thuật (sau đây gọi là thuốc thành phẩm) được trực tiếp đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm không trực tiếp đứng tên đăng ký được ủy quyền cho duy nhất 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đứng tên đăng ký mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật của mình.
..."

Theo đó, nếu công ty muốn đăng ký sản phẩm chiết xuất từ dầu hạt Neem với mục đích là xua đuổi côn trùng thì phải thực hiện theo quy định trên.

Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật 

Hình thức đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:

"Điều 8. Hình thức đăng ký
1. Đăng ký chính thức, gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có trong Danh mục hoặc thuốc bảo vệ thực vật có sự kết hợp mới về tỷ lệ, thành phần của các hoạt chất đã có trong Danh mục do tổ chức, cá nhân sáng chế ở nước ngoài và đã được đăng ký sử dụng ở nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có trong Danh mục hoặc thuốc bảo vệ thực vật có sự kết hợp mới về tỷ lệ, thành phần của các hoạt chất đã có trong Danh mục do tổ chức, cá nhân sáng chế trong nước và được Hội đồng khoa học do Cục Bảo vệ thực vật thành lập đề xuất Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật.
2. Đăng ký bổ sung, gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật đã có tên thương phẩm trong Danh mục nhưng bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất;
b) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất đã có trong Danh mục nhưng đăng ký tên thương phẩm khác."

Theo đó, nếu còn vấn đề chưa rõ, anh vui lòng liên hệ Phòng Thuốc BVTV - Cục Bảo vệ thực vật để được hướng dẫn thêm.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật nào không được phép đăng ký ở Việt Nam?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:

"Điều 6. Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam
1. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục cấm).
2. Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
3. Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam;
b) Thuốc bảo vệ thực vật hoá học là hỗn hợp của các loại thuốc bảo vệ thực vật có công dụng khác nhau (trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, điều hoà sinh trưởng) trừ thuốc xử lý hạt giống;
c) Thuốc bảo vệ thực vật chứa vi sinh vật gây bệnh cho người;
d) Thuốc bảo vệ thực vật gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký phòng trừ sinh vật gây hại thực vật hoặc điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè, cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch có độ độc cấp tính của hoạt chất hoặc thành phẩm thuộc loại III, IV theo GHS; thuộc nhóm clo hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 ngày.
4. Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật khác trong Danh mục.
5. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.
6. Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký để phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh vật gây hại thực vật ở Việt Nam.
7. Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dụng ở nước ngoài."

Theo đó, các loại thuốc bảo vệ thực vật được quy định trên thì không được phép đăng ký ở Việt Nam.

Thuốc bảo vệ thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc bảo vệ thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Có những biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi nào?
Pháp luật
Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thuốc thú y thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài thì có được phép đăng ký ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị sửa chữa nội dung thì có thu hồi Giấy chứng nhận không?
Pháp luật
Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?
Pháp luật
Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có quyền nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất hay không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật có phải mặt hàng được bình ổn giá không? Thực hiện không đúng những biện pháp bình ổn giá bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chủ cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có cần chứng chỉ hành nghề? Diện tích căn nhà 15m2 có đủ điều kiện mở cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật?
Pháp luật
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam từ 16/01/2023? Bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc bảo vệ thực vật
3,018 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc bảo vệ thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc bảo vệ thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào