Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào? Việc xử trí trẻ em bị chẩn đoán viêm phổi nặng được quy định như thế nào?
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào?
Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em căn cứ theo quy định tại Mục IV Hướng dẫn Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em (sau đây gọi là Hướng dẫn) ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"IV. Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác. Theo WHO, các nguyên nhân hay gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophilus influenzae (HI) và Respiratory Synticyal Virus (RSV). Ở trẻ lớn thường gặp viêm phổi do vi khuẩn không điển hình, đại diện là Mycoplasma pneumoniae.
S. pneumoniae (phế cầu) nguyên nhân vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi cộng đồng ở trẻ dưới 5 tuổi, là cầu khuẩn gram dương có vỏ. Phế cầu có hơn 90 type huyết thanh. Hiện nay thế giới đã có vacxin đa giá tiêm phòng phế cầu.
Haemophylus influenzae (HI) là trực khuẩn gram âm có vỏ hoặc không vỏ. Chủng gây bệnh thường có vỏ được phân thành 6 type từ a đến f. HI type b là nguyên nhân chính gây viêm màng não và viêm phổi ở trẻ em. Tại Việt Nam, từ năm 2009 vaccin phòng HI type b đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc.
Mycoplasma pneumoniae là vi khuẩn nội bào không có vỏ, nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi không điển hình, có thể tới 50% trong các nguyên nhân ở trẻ trên 5 tuổi. Vi khuẩn này kháng tự nhiên với các kháng sinh có cơ chế phá vách như betalactam, aminosid... Chúng bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhóm macrolid, tetracycline và quinolone.
Ngoài ra còn các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em như: tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn ho gà, M. cataralis, C. pneumoniae...
Nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn thường gặp theo lứa tuổi
Trẻ sơ sinh: Liên cầu B, trực khuẩn gram âm đường ruột, Listerria monocytogent, Chlamydia trachomatis.
Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi: Phế cầu, HI, M. pneumoniae (sau 3 tuổi chiếm 1/3 trong số các nguyên nhân), tụ cầu...
Trẻ ≥ 5 tuổi: M. pneumoniae (chiếm khoảng 50% các nguyên nhân), phế cầu, tụ cầu…"
Trên đây là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em.
Viêm phổi (Hình từ Internet)
Việc chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục V Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"V. Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em
Chẩn đoán viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng.
[...]
2. Viêm phổi nặng
Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu toàn thân nặng:
+ Bỏ bú hoặc không uống được.
+ Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.
+ Co giật.
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).
- Tím tái hoặc SpO2 < 90%.
- Trẻ < 2 tháng tuổi.
[...]"
Theo đó, việc chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ em khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu cụ thể nêu trên.
Việc xử trí trẻ em bị chẩn đoán viêm phổi nặng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"VII. Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
[...]
2. Viêm phổi nặng
Trẻ viêm phổi nặng được điều trị tại bệnh viện.
2.1. Phòng và điều trị suy hô hấp
Tất cả trẻ viêm phổi có thở gắng sức đều có nguy cơ suy hô hấp cần theo dõi sát liên tục. Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp phải được nhập viện cấp cứu và xử lý kịp thời:
2.1.1. Thông thoáng đường thở: trẻ nằm trên giường phẳng, cổ hơi ngửa, nới lỏng quần áo, hút rửa mũi miệng sạch sẽ; cân nhắc đặt ống thông dạ dày chống trào ngược nếu suy hô hấp nặng.
2.1.2. Oxy liệu pháp
Tùy thuộc vào nhu cầu oxy, đáp ứng của trẻ để lựa chọn phương pháp thở oxy phù hợp (tham khảo phụ lục 2)
2.2. Kháng sinh liệu pháp.
Trẻ viêm phổi nặng nhập viện, kháng sinh lựa chọn ban đầu là một thuốc thuộc nhóm Penicillin A kết hợp với một thuốc nhóm Aminosid. Lựa chọn:
Ampicillin 50 mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, cách mỗi 6 giờ. Hoặc
Amoxicillin-clavulanic 30 mg/kg, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, cách mỗi 8 giờ.
Kết hợp với Gentamycin 7,5 mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, một lần trong ngày. Có thể thay bằng Amikacin 15 mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Sử dụng Ceftriaxon 80 mg/kg/24 giờ, tĩnh mạch 01 lần trong ngày khi thất bại với các thuốc trên hoặc có thể sử dụng ngay từ đầu.
Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 5 ngày.
Nếu có bằng chứng viêm phổi - màng phổi do tụ cầu, dùng cloxacillin 50 mg/kg, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, cách mỗi 6 giờ; kết hợp với gentamicin 7,5 mg/kg, TM hoặc TB, 1 lần trong ngày.
2.3. Chăm sóc và điều trị triệu chứng
a. Chống rối loạn thân nhiệt
- Hạ sốt: khi thân nhiệt đo ở nách > 38,5oC cần cho trẻ thuốc hạ sốt: Paracetamol 10-15 mg/kg/Iần uống, đặt hậu môn, cách mỗi 6 giờ. Cho trẻ mặc mát, nằm phòng thoáng khí, lau người bằng nước ấm.
- Chống hạ nhiệt độ: ở trẻ nhỏ có thể không sốt mà hạ nhiệt độ, khi thân nhiệt đo ở nách < 36oC. Điều trị bằng ủ ấm, nằm phòng kín gió, cho trẻ ăn đủ để tránh hạ đường huyết. Chú ý giữ ấm cho trẻ khi chuyển tuyến.
b. Cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng và nước
Trẻ viêm phổi thường có sốt, thở nhanh, nôn hoặc tiêu chảy, trong khi trẻ lại kém ăn, uống nên dễ mất nước, thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm cho tình trạng bệnh nặng lên hoặc chậm hồi phục, có thể hạ đường huyết ở trẻ nhỏ. Trẻ viêm phổi cần cho thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa. Bữa ăn được chia nhỏ, nhiều lần trong ngày. Chú ý cho trẻ uống thêm nước.
Nếu trẻ không ăn được cần cho trẻ ăn qua sond dạ dày.
Nếu mất nước, rối loạn điện giải mà không uống được, nôn nhiều cần bù nước điện giải bằng đường tĩnh mạch.
2.4. Theo dõi trẻ viêm phổi nặng
Trẻ được y tá theo dõi mỗi 3 giờ và bác sĩ đánh giá ngày 2 lần. Sau 2 ngày, trẻ tiến triển thuận lợi nếu: thở chậm hơn, giảm gắng sức, giảm sốt, ăn tốt hơn, độ bão hòa oxy cao hơn. Nếu trẻ không cải thiện cần tìm nguyên nhân hoặc biến chứng.
[...]."
Theo đó, trẻ viêm phổi nặng được điều trị tại bệnh viện và trẻ em được y tá theo dõi mỗi 3 giờ và bác sĩ đánh giá ngày 2 lần.
Sau 2 ngày, trẻ tiến triển thuận lợi nếu: thở chậm hơn, giảm gắng sức, giảm sốt, ăn tốt hơn, độ bão hòa oxy cao hơn. Nếu trẻ không cải thiện cần tìm nguyên nhân hoặc biến chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?