Nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng là những đối tượng nào? Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng?
Nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng là những đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Bảo đảm nguồn nhân lực
1. Công dân Việt Nam là nguồn nhân lực chủ yếu của quốc phòng.
2. Nhà nước có chính sách, kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng.
Theo đó, công dân Việt Nam là nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng.
Nhà nước có chính sách, kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng.
Lĩnh vực quốc phòng (Hình từ Internet)
Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.
2. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm:
a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách về quốc phòng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên quốc phòng và bảo đảm cho hoạt động quốc phòng, lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; thi hành lệnh, quyết định của cấp có thẩm quyền và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc;
d) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh;
đ) Đối ngoại quốc phòng;
e) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về quốc phòng.
Như vậy, Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ trong lĩnh vực quốc phòng như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.
- Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm:
+ Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách về quốc phòng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên quốc phòng và bảo đảm cho hoạt động quốc phòng, lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; thi hành lệnh, quyết định của cấp có thẩm quyền và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc;
+ Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh;
+ Đối ngoại quốc phòng;
+ Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về quốc phòng.
Bộ, ngành trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành trung ương
Bộ, ngành trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước về quốc phòng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc kết hợp kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc;
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng theo nhiệm vụ được giao;
4. Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, khu vực phòng thủ, lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền;
5. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Quốc phòng định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ, ngành trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực quốc phòng như sau:
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc kết hợp kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc;
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng theo nhiệm vụ được giao;
- Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, khu vực phòng thủ, lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền;
- Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Quốc phòng định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?