Người vận hành tháo van khỏi chai chứa khí phải có trình độ chuyên môn như thế nào? Việc tháo van khỏi chai chứa khi tiềm ẩn những nguy hiểm gì
- Quy trình vận hành để tháo van khỏi chai chứa khí có thể tiềm ẩn những mối nguy hiểm nào?
- Người vận hành tháo van khỏi chai chứa khí phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
- Người vận hành tháo van khỏi chai chứa khí phải lựa chọn phương pháp tháo van không hoạt động được như thế nào để đảm bảo an toàn?
Quy trình vận hành để tháo van khỏi chai chứa khí có thể tiềm ẩn những mối nguy hiểm nào?
Mối nguy hiểm khi tháo van khỏi chai chứa khí được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10123:2013 (ISO 25760:2009) về Chai chứa khí - Quy trình vận hành để tháo van một cách an toàn khỏi chai chứa khí
Quy định chung
4.1. Ứng dụng
Điều này đưa ra thông tin chung được quan tâm. Điều 5 đưa ra sự lựa chọn các phương pháp cho các van không hoạt động được. Các quy trình phải tuân theo được cho trong Điều 6.
4.2. Mối nguy hiểm
Đặc biệt khi chai còn áp suất, khi tháo van có thể gây ra các nguy hiểm cho người thao tác như:
- Năng lượng tồn trữ do áp suất dư (đặc biệt nguy hiểm nếu chai không ở vị trí thẳng đứng);
- Các mối nguy hiểm khác của khí dư, bao gồm
- Cháy nổ khi là khí dễ cháy, nổ
CHÚ THÍCH: Các khí oxy hóa cũng có thể gây cháy nghiêm trọng khi có sự hiện diện của chất nhiễm bẩn.
- Ngạt thở;
- Oxy hóa;
- Độc hại/ăn mòn;
- Vật văng bắn do áp suất dư;
- Bỏng lạnh khi là khí hóa lỏng
- Các nguy cơ cán, kẹp khi vận hành các thiết bị tháo van.
...
Như vậy, quy trình vận hành để tháo van khỏi chai chứa khí có thể tiềm ẩn những mối nguy hiểm như năng lượng tồn trữ do áp suất dư; ngạt thở; Oxy hóa;...và một số mối nguy hiểm khác theo tiêu chuẩn nêu trên.
Người vận hành tháo van khỏi chai chứa khí phải có trình độ chuyên môn như thế nào? (Hình từ Internet)
Người vận hành tháo van khỏi chai chứa khí phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Trình độ chuyên môn của người vận hành phải đáp ứng được các yêu cầu tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10123:2013 (ISO 25760:2009) về Chai chứa khí - Quy trình vận hành để tháo van một cách an toàn khỏi chai chứa khí như sau:
(1) Quy định chung
Người vận hành phải:
- Được huấn luyện, đào tạo thích hợp.
- Có sự hiểu biết về khí chứa trong chai và các biện pháp để phòng cần thiết để ngăn ngừa sự thoát ra của khí hoặc phơi ra trước khi (xem 4.2, 4.3 và 5.2), và
- Có sự hiểu biết thực tế tốt về chai và phương pháp lắp van vào chai chứa khí.
(2) Chứng chỉ cho quá trình riêng
Do sự hiện diện của các mối nguy hiểm bổ sung, người vận hành phải được huấn luyện, đào tạo riêng về các quá trình được nêu ra trong tiêu chuẩn này.
Các quá trình này có thể bao gồm
- Kiểm tra áp suất;
- Quá trình tháo van;
- Quá trình xử lý van không hoạt động được.
Phải có sự đề phòng thích hợp trong khu vực làm việc để bảo vệ người vận hành trước sự xả khí và hạt.
Phải mặc trang bị bảo vệ cá nhân thích hợp và phải sẵn có các thiết bị bảo vệ cho các trường hợp khẩn cấp.
Bảo vệ cá nhân trong quá trình tháo van phải được chấp nhận theo các mối nguy hiểm có thể xuất hiện như đã chỉ dẫn.
Người vận hành tháo van khỏi chai chứa khí phải lựa chọn phương pháp tháo van không hoạt động được như thế nào để đảm bảo an toàn?
Các phương pháp đối với van không hoạt động được quy đinh tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10123:2013 (ISO 25760:2009) về Chai chứa khí - Quy trình vận hành để tháo van một cách an toàn khỏi chai chứa khí như sau:
Các phương pháp đối với van không hoạt động được
5.1. Tóm tắt các phương pháp
Có nhiều phương pháp để giải phóng, áp suất ra khỏi chai chứa khí có van không hoạt động được. Một số phương pháp như sau.
- Nới lỏng cẩn thận hoặc tháo van chai hoặc cơ cấu an toàn áp suất (PRD).
- Tạo ra sự thông hơi bổ sung trong van chai.
- Tạo ra sự thông hơi bổ sung trong thành chai.
- Tháo dỡ van chai.
Ví dụ về các phương pháp giảm áp chai chứa khí có van không hoạt động được trong Phụ lục B.
Ứng dụng của các phương pháp trên dẫn đến một trong hai phương thức giảm áp cho chai chứa khí:
a) Khi khí được thải trực tiếp ra khí quyển. Phương thức này được khuyến nghị cho các khí trơ được phép thải ra khí quyển bởi các quy định có liên quan về môi trường, hoặc
b) Khi khí không được thải trực tiếp ra khí quyển, nhưng được truyền từ chai chứa khí ban đầu vào một khu vực chứa khí thứ yếu tới khi được loại bỏ (xem Hình B.2). Phương thức này đặc biệt được khuyến nghị cho các chất khí gây nguy hiểm cho con người và/hoặc môi trường (như các khí độc hại, ăn mòn, dễ cháy, nghẹt thở) như đã được cơ quan có thẩm quyền liên quan cho phép.
5.2. Lựa chọn phương pháp
Phải lựa chọn phương pháp thích hợp, để xử lý các chai chứa khí có áp có van không hoạt động được theo mối nguy hiểm xuất hiện do khí và năng lượng tồn trữ cao nhất có thể có trong chai chứa khí.
Khi sử dụng phương thức 5.1a), phải thực hiện công việc trong một khu vực được thông gió tốt hoặc bên dưới tủ hút/bên trong buồng hút.
Phương thức 5.1b) được sử dụng cho các khí như các khí độc hại, ăn mòn dễ cháy hoặc nghẹt thở cũng như trong các trường hợp chưa biết rõ về khí chứa.
Theo đó, người vận hành cần dựa vào các mối nguy hiểm do việc tháo van gây ra để đưa ra phán đoán lựa chọn phương pháp tháo van thích hợp.
Có nhiều phương pháp để giải phóng, áp suất ra khỏi chai chứa khí có van không hoạt động được. Một số phương pháp như sau.
- Nới lỏng cẩn thận hoặc tháo van chai hoặc cơ cấu an toàn áp suất (PRD).
- Tạo ra sự thông hơi bổ sung trong van chai.
- Tạo ra sự thông hơi bổ sung trong thành chai.
- Tháo dỡ van chai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?