Người vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Người vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Người vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Người vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới 18 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo thì có được giảm mức hình phạt không?
Người vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ các khoản 2, 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, người có hành vi vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Đối với người nước ngoài có hành vi vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy thì còn có thể bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Người vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy có bị xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Người vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm o khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Có số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, theo quy định trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người thực hiện hành vi vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở mức nhẹ nhất là phạt tù từ 01 năm và mức nặng nhất là phạt tù đến 10 năm.
Người vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới 18 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo thì có được giảm mức hình phạt không?
Căn cứ khoản 2 Điều 105 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên như sau:
Giảm mức hình phạt đã tuyên
1. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
3. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Như vậy, trường hợp người thực hiện hành vi vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới 18 tuổi mà bị mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay mức hình phạt đã tuyên và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?