Người trong cộng đồng LGBT nói chung và MSM nói riêng cần làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV?
Người trong cộng đồng LGBT nói chung và nhóm MSM nói riêng cần làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV?
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, trong năm 2021, cả nước phát hiện đến 13.223 trường hợp nhiễm HIV, trong đó tỉ lệ nhiễm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cao nhất (27%) và TPHCM (26%). 84,7% là nam giới, đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (79,1%) và qua đường máu (9,9%). Nhìn chung tỉ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao đã giảm đáng kể và tỉ lệ chung trong cộng đồng được kiểm soát ở mức dưới 0,3%.
Nam quan hệ tình dục đồng giới ( viết tắt là MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay.
Từ đó cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM cao và tăng chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn. Do đó, bên cạnh việc quan hệ tình dục an toàn thì nhóm MSM cũng nên cân nhắc sử dụng PrEP và PEP để bảo vệ bản thân mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV.
Theo quy định tại Mục I Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 thì:
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97 và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.
Và tại Mục II Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 thì:
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm càng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Từ các hướng dẫn của Bộ Y tế nêu trên có thể hiểu một cách đơn giản PrEP được sử dụng trước khi tiếp xúc với với nguy cơ lây nhiễm HIV (trước khi quan hệ tình dục không an toàn,...).
Còn PEP được sử dụng sau khi tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm HIV (sau khi quan hệ tình dục không an toàn,...). Tuy nhiên khi sử dụng PEP cần lưu ý đến khung giờ vàng là không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm.
Người trong cộng đồng LGBT nói chung và MSM nói riêng cần làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV?
Khi sử dụng PrEP giảm nguy cơ lây nhiễm HIV thì nhóm MSM cần lưu ý những vấn đề gì khi uống thuốc?
Tại Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 thì Bộ Y tế cũng có hướng dẫn như sau:
Về uống thuốc
* PrEP hằng ngày
Uống mỗi ngày 01 viên cho một trong các phác đồ sau: TDF/FTC; TDF/3TC; TDF.
Trường hợp đủ tiêu chuẩn sử dụng PrEP tình huống nhưng có nhu cầu sử dụng PrEP hằng ngày thì có thể uống 2 viên trong ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo sử dụng ngày 01 viên.
* PrEP theo tình huống
Sử dụng theo công thức: 2 + 1 + 1 cho một trong hai phác đồ sau: TDF/FTC; TDF/3TC. Cụ thể:
- Uống 2 viên (liều đầu tiên): đảm bảo uống thuốc 24 giờ hoặc chậm nhất là 2 giờ trước khi quan hệ tình dục.
- Uống viên thứ ba: 24 giờ sau liều đầu tiên.
- Uống viên thứ tư: 24 giờ sau liều thứ hai.
Nếu khách hàng tiếp tục có quan hệ tình dục thì uống tiếp mỗi ngày 01 viên và uống tiếp 02 ngày liên tục sau lần quan hệ tình dục cuối cùng.
Tư vấn khi sử dụng PrEP
- Uống thuốc theo lịch phù hợp và tuân thủ điều trị.
- Xử trí khi quên uống thuốc:
+) Nếu khách hàng quên thuốc trong vòng 03 ngày: uống thuốc ngay khi nhớ ra, không uống quá 2 viên/ngày đầu sau khi quên thuốc. Những ngày sau uống mỗi ngày 01 viên.
+) Nếu khách hàng quên thuốc từ 04 - 06 ngày: Đánh giá hành vi nguy cơ của khách hàng trong những ngày quên thuốc. Nếu khách hàng không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV thì hướng dẫn khách hàng tiếp tục uống thuốc PrEP theo phác đồ đã được chỉ định; nếu có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì cần thực hiện lại xét nghiệm HIV, chỉ định sử dụng PEP trong 28 ngày (nếu cần); sau đó xét nghiệm lại HIV, nếu kết quả âm tính thì chỉ định sử dụng PrEP.
+) Nếu khách hàng quên thuốc từ 7 ngày trở lên, đánh giá lại và khởi liều như một khách hàng PrEP mới (trường hợp này không cần làm lại xét nghiệm creatinin và HBsAg nếu đã có kết quả trong vòng 6 tháng qua).
+ Hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ tuân thủ điều trị và gắn việc uống thuốc với các hoạt động hằng ngày của khách hàng.
- Các tác dụng không mong muốn có thể gặp và cách xử trí.
- Thời gian đạt được hiệu quả bảo vệ kể từ khi uống thuốc PrEP và các biện pháp phòng ngừa khác cần thực hiện trong thời gian này:
+) Đối với nam không sử dụng hoóc môn khẳng định giới: hiệu quả bảo vệ tối đa sau 02 - 24 giờ nếu bắt đầu liều 02 viên hoặc 07 ngày nếu uống mỗi ngày 01 viên.
+) Đối với nữ có nguy cơ nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV qua đường máu: PrEP chỉ có tác dụng bảo vệ tối đa sau khi sử dụng thuốc đầy đủ và liên tục trong 07 ngày.
- Hình thức sử dụng PrEP mà khách hàng lựa chọn và cách chuyển đổi đúng giữa uống PrEP hằng ngày và PrEP tình huống.
- PrEP không có tác dụng dự phòng các nhiễm trùng LTQĐTD và tránh thai. Tư vấn sử dụng bao cao su và chất bôi trơn trong quá trình sử dụng PrEP.
Chuyển đổi từ PrEP hằng ngày sang PrEP tình huống và ngược lại
* Khách hàng sử dụng PrEP tình huống chuyển sang PrEP hằng ngày
Tiếp tục uống một viên/ngày ngay sau khi kết thúc PrEP tình huống.
* Khách hàng sử dụng PrEP hằng ngày chuyển sang PrEP tình huống
- Chỉ áp dụng cho khách hàng đủ tiêu chuẩn sử dụng PrEP tình huống.
- Nếu đang uống PrEP hằng ngày: tiếp tục uống mỗi ngày một viên nếu vẫn có nguy cơ. Nếu ngừng, cần uống tiếp tục 02 ngày sau lần quan hệ tình dục cuối cùng. Sau đó sử dụng PrEP tình huống theo hướng dẫn khi có nhu cầu.
- Nếu đã kết thúc PrEP hằng ngày quá 7 ngày: bắt đầu điều trị PrEP tình huống theo hướng dẫn.
Ngừng sử dụng PrEP
Ngừng sử dụng PrEP trong các trường hợp sau:
- Có xét nghiệm HIV dương tính.
- Khách hàng không còn nguy cơ nhiễm HIV (chung thủy một bạn tình, bạn tình có tải lượng HIV < 200 bản sao/mL máu,….).
- Khách hàng tuân thủ kém hoặc muốn ngừng PrEP.
Những việc cần làm khi ngừng PrEP:
- Xét nghiệm HIV
- Tìm hiểu nguyên nhân ngừng sử dụng PrEP
- Tư vấn về thời gian ngừng PrEP:
+ Đối với người sử dụng PrEP tình huống: tiếp tục sử dụng thuốc PrEP mỗi ngày 01 viên trong 02 ngày liên tiếp sau lần quan hệ tình dục cuối cùng.
+ Đối với nữ có nguy cơ nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV qua đường máu: PrEP cần được tiếp tục sử dụng 07 ngày liên tiếp kể từ lần phơi nhiễm cuối cùng.
- Khách hàng có viêm gan B: đánh giá tình trạng viêm gan B mạn và tư vấn về nguy cơ bùng phát viêm gan B khi ngừng điều trị PrEP. Tư vấn chuyển điều trị viêm gan B nếu cần.
- Tư vấn giảm hành vi nguy cơ, áp dụng các biện pháp can thiệp giảm hại, sử dụng bao cao su, chất bôi trơn, tiêm chích an toàn và điều trị thay thế chất gây nghiện, nếu phù hợp.
MSM cần lưu ý gì khi sử dụng PEP?
Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 thì Bộ Y tế cũng có hướng dẫn như sau:
Lưu ý về khung giờ vàng chậm nhất là sau 72 giờ khi có nguy cơ lây nhiễm.
Thời gian điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV: đủ 28 ngày liên tục.
Tác dụng phụ của ARV: Không ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua.
Xét nghiệm lại HIV sau 01 tháng và 03 tháng kể từ khi phơi nhiễm.
Ngoài ra cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?