Không hướng dẫn về điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm HIV bị phạt bao nhiêu?
Những đối tượng nào được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống lây nhiễm HIV?
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020) như sau:
Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
...
2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng sau đây:
a) Người nhiễm HIV;
b) Người sử dụng ma túy;
c) Người bán dâm;
d) Người có quan hệ tình dục đồng giới;
đ) Người chuyển đổi giới tính;
e) Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng quy định tại các điểm, b, c, d và đ khoản này;
g) Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
h) Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
i) Người di biến động;
k) Phụ nữ mang thai;
l) Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
m) Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó thăn;
n) Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.
Theo đó, những đối tượng sau đây được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV:
- Người nhiễm HIV;
- Người sử dụng ma túy;
- Người bán dâm;
- Người có quan hệ tình dục đồng giới;
- Người chuyển đổi giới tính;
- Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng đã nêu trên;
- Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
- Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Người di biến động;
- Phụ nữ mang thai;
- Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
- Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó thăn;
- Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.
Không hướng dẫn về điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm HIV bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người phơi nhiễm HIV sẽ được điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm đúng không?
Theo Điều 36 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020) như sau:
Điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV
1. Người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV được tư vấn, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV. Ưu tiên tiếp cận tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 11 của Luật này.
2. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế được tư vấn, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV và hưởng chế độ theo quy định của Luật này.
Theo đó, người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV được tư vấn, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV.
Ngoài ra, các đối tượng sau đây sẽ được ưu tiên tiếp cận tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV:
- Người sử dụng ma túy;
- Người bán dâm;
- Người có quan hệ tình dục đồng giới;
- Người chuyển đổi giới tính;
- Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng đã liệt kê ở trên;
- Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
Không hướng dẫn về điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm HIV bị phạt bao nhiêu?
Theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV như sau:
Vi phạm quy định về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều trị bằng thuốc kháng HIV tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV;
c) Không tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật;
d) Không hướng dẫn về điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;
đ) Không theo dõi, điều trị và các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
...
Theo đó, hành vi không hướng dẫn về điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng một hành vi vi phạm có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền bằng 02 lần so với cá nhân (Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?