Người tiêu dùng được đơn phương chấm dứt hợp đồng bán hàng tận cửa không? Nếu có thì điều kiện chấm dứt là gì?
- Bán hàng tận cửa là gì? Người bán hàng tận cửa có các nghĩa vụ nào theo quy định?
- Người tiêu dùng được đơn phương chấm dứt hợp đồng bán hàng tận cửa không? Nếu có thì điều kiện chấm dứt là gì?
- Từ chối cho người tiêu dùng rút lại giao kết trong trường hợp người tiêu dùng gửi văn bản thông báo về việc rút lại giao kết trong thời hạn do luật định thì bị phạt bao nhiêu?
Bán hàng tận cửa là gì? Người bán hàng tận cửa có các nghĩa vụ nào theo quy định?
Bán hàng tận cửa được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bán hàng tận cửa là trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc bán hàng hóa tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 19 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người bán hàng tận cửa như sau:
Hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Người bán hàng tận cửa là người của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Khi thực hiện việc bán hàng tận cửa người bán hàng tận cửa có nghĩa vụ sau đây:
a) Giới thiệu tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh, chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng;
b) Không được tiếp tục đề nghị giao kết hợp đồng khi người tiêu dùng đã từ chối;
c) Giải thích cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, thông tin khác mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và giao cho người tiêu dùng một bản.
...
Theo đó, khi giao kết hợp đồng giao hàng tận cửa, người bán hàng có các nghĩa vụ sau:
- Giới thiệu tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh, chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng;
- Không được tiếp tục đề nghị giao kết hợp đồng khi người tiêu dùng đã từ chối;
- Giải thích cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, thông tin khác mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
Người tiêu dùng được đơn phương chấm dứt hợp đồng bán hàng tận cửa không? Nếu có thì điều kiện chấm dứt là gì? (hình từ internet)
Người tiêu dùng được đơn phương chấm dứt hợp đồng bán hàng tận cửa không? Nếu có thì điều kiện chấm dứt là gì?
Hợp đồng bán hàng tận cửa được quy định tại Điều 19 Nghị định 99/2011/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng bán hàng tận cửa
...
3. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trước khi hết thời hạn này, người bán hàng tận cửa không được phép yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hoặc thực hiện các nội dung hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Như vậy, người tiêu dùng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bán hàng tận cửa trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên cần lưu ý người tiêu dùng có trách nhiệm thông báo cho người bán hàng tận cửa về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Từ chối cho người tiêu dùng rút lại giao kết trong trường hợp người tiêu dùng gửi văn bản thông báo về việc rút lại giao kết trong thời hạn do luật định thì bị phạt bao nhiêu?
Hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa được quy định tại Điều 55 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh bán hàng tận cửa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Từ chối cho người tiêu dùng rút lại giao kết trong trường hợp người tiêu dùng gửi văn bản thông báo về việc rút lại giao kết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng;
...
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Như vậy, nếu thương nhân từ chối cho người tiêu dùng rút lại giao kết trong trường hợp người tiêu dùng gửi văn bản thông báo về việc rút lại giao kết trong thời hạn do luật định thì bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra buộc nộp lại số lợi bất chính có được khi thực hiện hành vi này.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng với người bán hàng tận cửa là cá nhân, với tổ chức mức phạt tiền sẽ nhân hai cho cùng hành vi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?