Người tiếp công dân khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát có được yêu cầu người khiếu nại xuất trình giấy tờ tùy thân không?
- Khi tiếp người khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát, người tiếp công dân được yêu cầu người khiếu nại xuất trình giấy tờ tùy thân không?
- Người tiếp công dân khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại như thế nào?
- Người tiếp công dân khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát phải viết Giấy biên nhận trong trường hợp nào?
Khi tiếp người khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát, người tiếp công dân được yêu cầu người khiếu nại xuất trình giấy tờ tùy thân không?
Khi tiếp người khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát, người tiếp công dân được yêu cầu người khiếu nại xuất trình giấy tờ tùy thân không thì theo Điều 6 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Xác định thông tin cá nhân của người khiếu nại
1. Khi tiếp người khiếu nại, người tiếp công dân yêu cầu người khiếu nại nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân và xác định họ là người tự mình thực hiện việc khiếu nại hay người đại diện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại.
2. Người khiếu nại không thuộc những trường hợp được quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân thì người tiếp công dân tiến hành việc tiếp công dân.
Trường hợp người khiếu nại thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân thì người tiếp công dân từ chối việc tiếp theo quy định tại Điều 3 Quy định này.
Theo đó, khi tiếp người khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân, người tiếp công dân yêu cầu người khiếu nại nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân và xác định họ là người tự mình thực hiện việc khiếu nại hay người đại diện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại.
Người tiếp công dân tiến hành việc tiếp công dân nếu không thuộc những trường hợp được từ chối tiếp công dân theo quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013.
Tiếp người khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại như thế nào?
Người tiếp công dân khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại theo quy định tại Điều 10 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại
1. Khi người khiếu nại có đơn trình bày theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại để xử lý cho phù hợp.
a) Trường hợp nội dung đơn khiếu nại không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
b) Trường hợp người tiếp công dân đã đề nghị người khiếu nại viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu nhưng người khiếu nại không thực hiện thì người tiếp công dân giải thích cho người khiếu nại biết và việc sẽ không thụ lý, giải quyết đơn.
2. Trường hợp không có đơn khiếu nại thì người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại.
Nếu công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân lập biên bản ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại do công dân trình bày; những nội dung chưa rõ đề nghị người khiếu nại trình bày bổ sung sau đó đọc lại cho người khiếu nại nghe và người tiếp công dân, người khiếu nại cùng ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại.
...
Theo đó, khi người khiếu nại có đơn trình bày theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại để xử lý cho phù hợp.
- Trường hợp nội dung đơn khiếu nại không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
- Trường hợp người tiếp công dân đã đề nghị người khiếu nại viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu nhưng người khiếu nại không thực hiện thì người tiếp công dân giải thích cho người khiếu nại biết và việc sẽ không thụ lý, giải quyết đơn.
Trường hợp không có đơn khiếu nại thì người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011.
Nếu công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân lập biên bản ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại do công dân trình bày; những nội dung chưa rõ đề nghị người khiếu nại trình bày bổ sung sau đó đọc lại cho người khiếu nại nghe và người tiếp công dân, người khiếu nại cùng ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại.
Người tiếp công dân khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát phải viết Giấy biên nhận trong trường hợp nào?
Người tiếp công dân khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát phải viết Giấy biên nhận trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp
1. Khi người khiếu nại cung cấp các thông tin, tài liệu chứng cứ có liên quan đến khiếu nại như: quyết định bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), các thông tin, tài liệu, chứng cứ khác có liên quan thì người tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
2. Trong trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình, sau khi đối chiếu thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải viết “Giấy biên nhận” (người tiếp công dân chỉ nhận bản phô tô hoặc bản sao công chứng), theo Mẫu số 02 ban hành theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Quyết định 204).
Như vậy, trong trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình, sau khi đối chiếu thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải viết “Giấy biên nhận” (người tiếp công dân chỉ nhận bản phô tô hoặc bản sao công chứng), theo Mẫu số 02 ban hành theo Quyết định 204/QĐ-VKSTC năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?