Người thủ kho hóa chất có cần phải có kinh nghiệm về hóa chất hay không? Thủ kho thuốc hoặc thủ kho hóa chất có được hưởng phụ cấp độc hại?
Người thủ kho hóa chất có cần phải có kinh nghiệm về hóa chất hay không?
Hiện tại không có quy định về yêu cầu kinh nghiệm, trình độ của người thủ kho hóa chất. Tuy nhiên có thể căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Hóa chất 2007 quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất như sau:
"Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn hóa chất;
b) Có người chuyên trách về an toàn hóa chất; đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn về an toàn hóa chất, phù hợp với khối lượng, đặc tính của hóa chất;
c) Định kỳ đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất cho người lao động;
d) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hướng dẫn thực hiện an toàn hóa chất cho người lao động, người quản lý trực tiếp;
đ) Xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Chương VI của Luật này;
e) Cập nhập, lưu trữ thông tin về các hóa chất sử dụng theo quy định tại Điều 53 của Luật này;
g) Thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân cung cấp hóa chất, cơ quan quản lý hóa chất khi phát hiện các biểu hiện về đặc tính nguy hiểm mới của hóa chất sử dụng;
h) Chấp hành các yêu cầu kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về an toàn hóa chất."
Căn cứ quy định trên thì đối với người làm vị trí thủ kho hóa chất thì sẽ được bệnh viện cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hướng dẫn thực hiện an toàn hóa chất. Ngoài ra, người quản lý kho cũng sẽ tham gia các buổi đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất do bệnh viện mở để đào tạo cho người lao động. Như vậy, người thủ kho hóa chất theo quy định sẽ được học các khóa đào tạo về hóa chất cũng như được cung cấp thông tin, được hướng dẫn về hóa chất cho công việc của mình.
Người thủ kho hóa chất có cần phải có kinh nghiệm về hóa chất hay không?
Nội dung đào tạo an toàn hóa chất gồm những nội dung nào?
Theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 113/2017 quy định về nhóm đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
"Điều 32. Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất."
Căn cứ theo khoản 4 Điều 33 Nghị định 113/2017 quy định về nội dung huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
"Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất
4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:
a) Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
b) Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
c) Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
d) Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất."
Làm việc tại môi trường hóa chất có được hưởng phụ cấp độc hại không
Về mức phụ cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương
1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.
Tuy nhiên thì Thông tư trên đã hết hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 2021 và chưa có văn bản thay thế nào được ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể về việc đã làm cùng người thân lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Ngoài báo cáo tình hình tài chính, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán còn bao gồm những báo cáo nào?
- Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người lớp 9? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?
- Thẩm tra lý lịch người vào đảng trong trường hợp có người thân đã vào Đảng được thực hiện như thế nào?
- Tổng hợp mẫu biên bản bàn giao thông dụng nhất hiện nay gồm các mẫu nào? Tải về? Biên bản bàn giao là gì?